Hàng nghìn quà tặng gồm bánh trung thu và vật dụng chăm sóc cá nhân đã từ Hà Nội đến với các y, bác sĩ miền nam là hoạt động của chiến dịch “Thảo thơm cơm nhà” do Công đoàn Y tế Việt Nam, Tạp chí Lao động và Công đoàn phối hợp Tổng công ty Hàng không Việt Nam (Vietnam Airlines) tổ chức.
Việc người dân đang sinh sống ở các địa bàn kiểm soát tốt dịch Covid-19 (vùng xanh) được phép đi tới siêu thị, cửa hàng tiện lợi… để mua sắm hàng hóa thiết yếu cùng với việc mở các điểm tập kết, trung chuyển hàng hóa tại chợ đầu mối đã giúp cung ứng hàng hóa tại TP Hồ Chí Minh suôn sẻ hơn.
Thực hiện chỉ đạo của Chính phủ, Bộ Thông tin và Truyền thông về việc bảo đảm đời sống tinh thần cho người dân vùng dịch, tiếp nối sự thành công của chương trình “Tấm lòng mùa dịch, san sẻ yêu thương”, từ ngày 26/8 đến 14/9 Bưu điện Việt Nam (Vietnam Post) cùng Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam (VNPT) và Tổng công ty Mobifone đã triển khai chương trình cung cấp, chuyển phát hơn 3,7 triệu tờ báo miễn phí tới tất cả 312 phường, xã phục vụ người dân thành phố Hồ Chí Minh.
Theo tiến sĩ Phan Tân, việc chuyển hướng chống dịch đang theo phương châm: "Sống chung với dịch", "không thể Zero F0", "nhỏ - nhanh - cơ động", "chống dịch theo điểm thay vì theo vùng địa lý”… là rất cần thiết.
Lãnh đạo Hà Nội đã bật mí về khả năng sẽ nới lỏng giãn cách từ ngày 15/9 nếu mức độ lây lan được kiểm soát tốt như những ngày qua. Còn TP.HCM sẽ nới lỏng sau 2 tuần sau ngày 15/9 - thời hạn được Chính phủ “giao” kiểm soát được dịch bệnh.
Bí thư TP.HCM Nguyễn Văn Nên giải thích: “Đối chiếu với các tiêu chí của Bộ Y tế đưa ra, căn cứ vào tình hình của TP thì có nhiều nơi chưa đạt được”.
Hà Nội và TP.HCM đang đóng góp tới 45% GDP cả nước và đã đóng cửa nghiêm theo chỉ thị 16 gần 2-3 tháng. Đòi hỏi về mở cửa cho sinh kế và sản xuất, kinh doanh đã đến lúc cấp bách hơn bao giờ hết.
Tại thời điểm này, một số kênh truyền thông của các tổ chức phản động đã có các bài đăng kích động tâm lý người dân, cho rằng người dân không thể ngồi nhà chờ hỗ trợ, xuống đường là giải pháp để có cái ăn, cái mặc.
Các bài viết thổi phồng tình hình thực tế diễn ra tại địa phương, những video được cắt xén, lồng ghép khiến người xem không hiểu rõ đầu đuôi, bản chất sự việc được các đối tượng tung ra để gây tâm lý căng thẳng, lo lắng trong nhân dân, từ đó kích động phản đối, cao hơn nữa là biểu tình, bạo loạn.
2 huyện Củ Chi, Cần Giờ và quận 7 là 3 địa phương cấp huyện của TP Hồ Chí Minh công bố đã kiểm soát được dịch Covid-19 trong bối cảnh thành phố trở thành tâm dịch trong suốt nhiều tháng qua. Để có được kết quả đó, quận 7 đã triển khai nhiều giải pháp quyết liệt, hiệu quả, nhất là ở 3 mũi nhọn: tiêm chủng, kiểm soát dịch và an sinh xã hội.
Sáng 11/9, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo quốc gia phòng, chống dịch Covid-19 chủ trì cuộc họp trực tuyến của Ban Chỉ đạo với 6 tỉnh, thành phố: Hà Nội, TP Hồ Chí Minh, Bình Dương, Đồng Nai, Kiên Giang và Long An, nhằm đánh giá tình hình, bàn giải pháp phòng, chống dịch Covid-19 trong thời gian tới.
Nhân dịp khai giảng năm học mới 2021- 2022, ngày 2/9, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc gửi thư tới các thầy giáo, cô giáo, cán bộ quản lý, người lao động ngành giáo dục, các bậc phụ huynh, học sinh, sinh viên cả nước. Báo Nhân Dân trân trọng giới thiệu toàn văn Thư của Chủ tịch nước.
Vài ngày gần đây, nhiều khu vực trên địa bàn TP Hồ Chí Minh đã xuất hiện tình trạng người dân ra đường với lý do không cần thiết trong thời gian thực hiện các biện pháp giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16 tăng cường.
Văn phòng Chính phủ vừa ban hành Thông báo số 227/TB-VPCP về kết luận của Thủ tướng Phạm Minh Chính tại cuộc họp trực tuyến với cấp xã, phường tại TP Hồ Chí Minh, tỉnh Bình Dương, tỉnh Đồng Nai về phòng, chống dịch Covid-19.