Sau một tuần UBND TP.HCM cho phép dịch vụ ăn uống mở cửa trở lại theo hình thức bán mang đi. Thế nhưng, nhiều cửa hàng kinh doanh nhỏ lẻ và ngay cả các “ông lớn” trong ngành dịch vụ ăn uống vẫn “án binh bất động”.
Lãnh đạo Hà Nội đã bật mí về khả năng sẽ nới lỏng giãn cách từ ngày 15/9 nếu mức độ lây lan được kiểm soát tốt như những ngày qua. Còn TP.HCM sẽ nới lỏng sau 2 tuần sau ngày 15/9 - thời hạn được Chính phủ “giao” kiểm soát được dịch bệnh.
Bí thư TP.HCM Nguyễn Văn Nên giải thích: “Đối chiếu với các tiêu chí của Bộ Y tế đưa ra, căn cứ vào tình hình của TP thì có nhiều nơi chưa đạt được”.
Hà Nội và TP.HCM đang đóng góp tới 45% GDP cả nước và đã đóng cửa nghiêm theo chỉ thị 16 gần 2-3 tháng. Đòi hỏi về mở cửa cho sinh kế và sản xuất, kinh doanh đã đến lúc cấp bách hơn bao giờ hết.
Hàng loạt quốc gia khu vực đang thúc đẩy kế hoạch tái mở cửa, tìm cách cân bằng giữa kiểm soát lây lan virus với duy trì hoạt động kinh tế, bảo đảm nguồn lao động và dòng tiền luân chuyển. Họ đang dần nhận ra nền kinh tế không còn đủ sức chịu đựng những lệnh phong tỏa chặt chẽ, vốn được áp đặt để ngăn đại dịch bùng phát.
Chiều 11-9, Ban Thường vụ Thành ủy TPHCM tổ chức hội nghị mở rộng để cho ý kiến về kế hoạch phòng chống dịch Covid-19 và phục hồi kinh tế TPHCM sau ngày 15-9. Đồng chí Nguyễn Văn Nên, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy TPHCM chủ trì hội nghị.
Ngày 10-9, Báo Sài Gòn Giải Phóng (SGGP) tổ chức chương trình “Đồng hành vượt cạn”, nhằm thiết thực hỗ trợ cho 1.000 phụ nữ mang thai có các điều kiện để sinh con thuận lợi trong bối cảnh dịch Covid-19 đang phức tạp.
Chương trình có sự phối hợp của Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) TPHCM, Hội Hộ sinh TPHCM và sự đồng hành tài trợ của Công ty Cổ phần Vàng bạc Đá quý Phú Nhuận (PNJ), Hội Nữ Doanh nhân TPHCM (HAWEE), Quỹ Công tác xã hội Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân Phan Trọng Bình.