Tìm kiếm: Chủ nghĩa xã hội

Ngày 30-4-1975: Ngày giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước

Ngày 30-4-1975, Quân đội nhân dân Việt Nam mở đợt tiến công cuối cùng, tiến thẳng vào trung tâm Sài Gòn, đánh chiếm Dinh Độc Lập, giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước.

Vang mãi hào khí đại thắng mùa Xuân 1975

Hôm nay, toàn Ðảng, toàn dân và toàn quân ta vui mừng kỷ niệm 47 năm Ngày giải phóng hoàn toàn miền nam, thống nhất đất nước (30/4). Kỷ niệm chiến thắng 30/4 năm nay càng thêm ý nghĩa khi cả nước đang nỗ lực phấn đấu quyết tâm thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng và nghị quyết đại hội đảng các cấp. Chúng ta đã dần kiểm soát dịch Covid-19, từng bước phục hồi và phát triển kinh tế, đưa cuộc sống trở lại bình thường sau hơn 2 năm quyết liệt phòng chống dịch.

Củng cố niềm tin của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta vào những giá trị nền tảng tư tưởng của Đảng

Kỷ niệm 47 năm Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975-30/4/2022), tối 26/4, Báo Quân đội nhân dân phối hợp với Hội Nhà báo Việt Nam và Ngân hàng Quân đội tổ chức Lễ tổng kết, trao giải Cuộc thi viết “Bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng trong tình hình mới” lần thứ Nhất (năm 2021- 2022).

“Hào khí Việt Nam”: Tôn vinh biểu tượng sáng ngời của chủ nghĩa anh hùng cách mạng

Tối 27/4, Hội Nhà báo Việt Nam tổ chức Chương trình nghệ thuật “Hào khí Việt Nam” kỷ niệm 47 năm Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 – 30/4/2022). Chương trình khẳng định tình yêu đất nước, ý chí bảo vệ Độc lập chủ quyền và khát vọng kiến tạo đất nước Việt Nam hùng cường, hoà bình và hạnh phúc.

Đẩy mạnh nhận diện, đấu tranh với những âm mưu chống phá, thế lực thù địch: Nhận diện đúng để có phương pháp đấu tranh đúng

“Việc phản bác những quan điểm sai trái, thù địch về cơ bản vẫn phải nhận diện đúng bản chất và ý đồ của các thế lực đó như những năm trước đây. Điều cần lưu ý là thủ đoạn của chúng tinh vi, phức tạp, xảo quyệt hơn và triệt để sử dụng công nghệ thông tin để đạt được ý đồ nhanh nhất, quy mô và diện phá hoại rộng lớn”, mở đầu cuộc trao đổi với PV Báo SGGP,  PGS-TS Nguyễn Trọng Phúc, nguyên Viện trưởng Viện Lịch sử Đảng, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh cho hay.

Phật giáo Việt Nam trong xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc

Trong lĩnh vực xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc, Phật giáo Việt Nam cho thấy vị trí xứng đáng là một tôn giáo tiên phong trong quá trình lịch sử Việt Nam, tạo được sức mạnh kết nối cộng đồng, mọi tầng lớp, quần chúng nhân dân, mọi thời đại, góp phần xây dựng và hình thành, phát huy ý thức văn hóa dân tộc, tạo tiền đề, cơ hội và gợi mở một tương lai tươi sáng đối với xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc.

Hướng về nguồn cội, nhớ ơn Bác Hồ

Từ những ngày bôn ba ở các nước ngoài tìm đường cứu nước, Nguyễn Ái Quốc đã sớm nhận rõ vai trò của báo chí trong cuộc sống bất kỳ quốc gia nào, dưới chế độ chính trị nào. Chúng ta đều biết Nguyễn Ái Quốc là người sáng lập Báo Thanh niên, số 1 ra ngày 21 tháng 6 năm 1925, khơi nguồn Báo chí Cách mạng Việt Nam.

Đấu tranh, đẩy lùi lối sống thực dụng trong một bộ phận cán bộ, đảng viên

Ở nước ta hiện nay, bên cạnh lối sống vì con người, vì cộng đồng xã hội được ví như những đóa hoa tỏa ngát hương thơm làm đẹp cho đời thì vẫn còn một bộ phận người có lối sống tiêu cực, gây hại cho cách mạng và xã hội, đó là lối sống thực dụng.

Điều này đã được Nghị quyết Trung ương 4, khóa XII cảnh báo có một bộ phận cán bộ, đảng viên mang biểu hiện: “Cá nhân chủ nghĩa, sống ích kỷ, thực dụng, cơ hội, vụ lợi; chỉ lo thu vén cá nhân, không quan tâm đến lợi ích tập thể”.

Hạn chế tiêu cực bởi xâm lăng văn hóa

Gần đây, quá trình toàn cầu hóa càng trở nên mạnh mẽ hơn cùng với sự phát triển của phương tiện truyền thông mới khiến thế giới trở thành một “ngôi làng toàn cầu” và thúc đẩy quá trình tiếp biến, biến đổi văn hóa nhanh hơn: Phương thức giải trí mới tràn đến dồn dập, lan tỏa nhanh chóng, rộng khắp từ thành thị đến nông thôn.

Đấu tranh chống âm mưu đòi "chuyển đổi thể chế chính trị" ở Việt Nam

Trong bối cảnh hiện nay, việc nhận diện và kịp thời đập tan các âm mưu, thủ đoạn tinh vi, nham hiểm của các thế lực thù địch, phản động đòi đa nguyên, đa đảng chính là vấn đề cốt tử để bảo vệ tính chính danh, bản chất cách mạng, vị thế, sứ mệnh cầm quyền của Đảng Cộng sản Việt Nam đối với Nhà nước và xã hội Việt Nam.

Nhận thức về bản chất của chủ nghĩa tư bản cần được quán triệt trong xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam hiện nay

Theo quan điểm chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, chủ nghĩa xã hội phải là xã hội có trình độ phát triển cao hơn và là phương thức giải quyết mâu thuẫn phát triển xã hội hiệu quả hơn so với chủ nghĩa tư bản. Do đó, xây dựng chủ nghĩa xã hội đòi hỏi phải dựa trên cơ sở lý luận khoa học và sự kiểm định của thực tiễn.

Giữ gìn nhân phẩm, danh dự người đảng viên

Trong các mối quan hệ xã hội, nhân phẩm và danh dự là hai yếu tố tạo nên giá trị, cốt cách của mỗi người. Nhân phẩm, danh dự, uy tín không bỗng dưng hoặc trong một chốc lát có được, mà phải trải qua quá trình tu dưỡng, rèn luyện, dày công vun đắp, được thử thách qua thực tiễn cuộc sống hằng ngày.