Ngày 22-7, ông Trần Lê Hữu Thọ - Phó Chủ tịch UBND phường Vĩnh Hoà (TP. Nha Trang) đã đến công trình dự án gặp anh Trần Văn Em nói chuyện và xin lỗi anh Em về cách hành xử, giải quyết của ông trong vụ việc vừa qua. Bản thân ông cũng đã nhìn nhận, tự kiểm điểm những sai sót trong quá trình thực hiện công tác phòng, chống dịch, coi đây là bài học sâu sắc của cá nhân mình
Chiều 20/7, Quốc hội khóa XV đã bầu đồng chí Vương Đình Huệ, Ủy viên Bộ Chính trị, giữ chức Chủ tịch Quốc hội nước Cộng hoà Xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XV. Ngay sau khi được bầu, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ thực hiện nghi lễ tuyên thệ nhậm chức.
Ngày 19.7, mạng xã hội dậy sóng với đoạn clip hơn 8 phút ghi lại cảnh đối đáp của một phó chủ tịch phường với một thanh niên tại Nha Trang (Khánh Hòa) ở chốt kiểm soát phòng dịch Covid-19. Câu nói “Anh mua đồ ăn mà thiết yếu gì? Ông mua bánh mì mà thiết yếu gì?” của vị này gây “bão” trên mạng.
UBND TP.HCM vừa có văn bản khẩn gửi các Sở, doanh nghiệp thông báo về việc tạm dừng thu phí và miễn phí tại các trạm thu phí dịch vụ sử dụng đường bộ để hỗ trợ phòng chống dịch Covid-19.
Tại phiên khai mạc Kỳ họp thứ nhất, Quốc hội khóa XV sáng 20/7, Tổng Bí thư Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng có bài phát biểu quan trọng trước Quốc hội.
Trong quá trình thi hành lệnh bắt bị can để tạm giam, lệnh khám xét 3 nơi cư trú của ông Sáng tại TP.HCM và Đồng Nai thì ông này đã "lặn mất" từ nhiều tháng qua.
Mấy ngày gần đây, một số thông tin trên mạng xã hội nói rằng ông Phạm Văn Sáng đang sống ở Mỹ.
UBND TP.Hải Phòng cho biết toàn bộ 159 công trình vi phạm hành chính tại khu đất 9,2 ha trên địa bàn P.Thành Tô (Q.Hải An) đã được tháo dỡ.
Ngày 16/7, nhân dịp kỷ niệm 59 năm Ngày thiết lập quan hệ ngoại giao (5/9/1962 - 5/9/2021) và 44 năm Ngày ký Hiệp ước hữu nghị và hợp tác Lào - Việt Nam (18/7/1977 - 18/7/2021), một số báo lớn của Lào đăng nhiều bài viết về quan hệ giữa Việt Nam - Lào, khẳng định mối quan hệ hữu nghị vĩ đại, đoàn kết đặc biệt và hợp tác toàn diện giữa hai nước sẽ ngày càng phát triển, đi vào chiều sâu, thiết thực, hiệu quả, vì lợi ích của nhân dân hai nước.
Cây cao su được đưa vào Việt Nam đã hơn một thể kỷ do chủ đồn điền người Pháp trồng trên vùng đất Nam bộ, sau đó phát triển ra nhiều đồn điền thuộc vùng Duyên hải Miền Trung. Những năm đất nước khó khăn cây cao su được ví là cây kinh tế mũi nhọn, được Chính phủ giao cho Tập đoàn công nghiệp cao su Việt Nam phát triển, trở thành Tập đoàn kinh tế hàng đầu của cả nước.