Tìm kiếm: EVFTA

Việt Nam là đối tác thương mại lớn nhất của Italy trong ASEAN

 Kể từ khi Hiệp định EVFTA có hiệu lực, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam và Italy đạt 7,8 tỷ USD, tăng 22,8% so với giai đoạn cùng kỳ trước. Việt Nam đã trở thành đối tác thương mại lớn nhất của Italy trong ASEAN.

Quyết tâm vun đắp, nâng tầm mối quan hệ thủy chung, trong sáng, đặc biệt Việt Nam - Lào (*)

Trong trái tim của mỗi người Việt Nam và Lào hôm nay và mai sau luôn khắc sâu quan hệ đoàn kết đặc biệt Việt - Lào, Lào - Việt là vô cùng cao đẹp, như Hoàng thân, Chủ tịch Souphanouvong đã nêu là “cao hơn núi, dài hơn sông, rộng hơn biển cả, đẹp hơn trăng rằm, ngát hương thơm hơn bất cứ đóa hoa nào thơm nhất”. Mối quan hệ thủy chung, trong sáng giữa hai Đảng, hai nước đã trở thành quan hệ mẫu mực, hiếm có trên thế giới, như Chủ tịch Kaysone Phomvihane đã nhiều lần khẳng định: “Trong lịch sử cách mạng thế giới cũng đã có những tấm gương sáng chói về tinh thần quốc tế vô sản, nhưng chưa ở đâu và chưa bao giờ có sự đoàn kết, liên minh chiến đấu đặc biệt, lâu dài, toàn diện đến như vậy”; Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng thường nói: “Việt - Lào, hai nước chúng ta,/ Tình sâu hơn nước Hồng Hà, Cửu Long”.

Thủ tướng: Sự hỗ trợ vaccine của Romania giúp Việt Nam phòng chống và đẩy lùi dịch bệnh COVID-19

Thủ tướng Phạm Minh Chính trân trọng cảm ơn Chính phủ Romania đã tặng 100.800 liều vaccine Astra Zeneca cho Việt Nam. Thủ tướng đánh giá đây là nghĩa cử cao đẹp, thể hiện mối quan hệ hữu nghị truyền thống giữa hai nước và tình cảm chân thành, sự gắn bó sâu sắc giữa hai dân tộc. Thủ tướng tin tưởng sự hỗ trợ kịp thời và quý báu mà Romania dành cho Việt Nam chắc chắn sẽ góp phần thiết thực giúp Việt Nam phòng chống và đẩy lùi dịch bệnh COVID-19. Thủ tướng Chính phủ đề nghị lãnh đạo và Chính phủ Romania xem xét nhượng lại cho Việt Nam số vaccine dôi dư nhiều nhất và nhanh nhất có thể. 

BẢO VỆ NỀN TẢNG TƯ TƯỞNG CỦA ĐẢNG Cảnh giác với những luận điệu xuyên tạc vai trò của kinh tế nhà nước trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa

Phát huy vai trò chủ đạo của kinh tế nhà nước (KTNN) là vấn đề căn cốt quy định bản chất chủ nghĩa xã hội (CNXH) của nền kinh tế thị trường (KTTT) định hướng xã hội chủ nghĩa (XHCN) trên cả ba mặt: sở hữu, tổ chức quản lý và phân phối, nhằm bảo đảm tăng trưởng kinh tế đi đôi với thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội, vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh. Đây là điều không thể xuyên tạc, phủ nhận.

Bộ Công thương đã cắt giảm, đơn giản hóa 880 điều kiện kinh doanh

Bộ Công thương vừa công bố 10 sự kiện được xếp là điểm sáng của toàn ngành năm 2020.

Việt Nam - Anh kết thúc đàm phán FTA, rộng cửa nhiều mặt hàng xuất khẩu

Cá tra, gạo, dệt may, da giày được cho là những mặt hàng có lợi thế lớn khi hiệp định thương mại tự do Việt Nam - Anh đi vào thực thi.

XUẤT KHẨU GẠO SANG CHÂU ÂU CÓ NHIỀU KHỞI SẮC

Xét về giá trị lâu dài, cánh cửa EVFTA sẽ giúp nâng tầm cho gạo Việt Nam khi có thể xem thị trường này là điểm khởi phát để gạo Việt đi vào các thị trường chất lượng cao khác. Mới đây đã có những lô hàng đầu tiên sang châu Âu theo hiệp định này. Tín hiệu tích cực cho thấy việc xuất khẩu gạo của Việt Nam có nhiều triển vọng trong thời gian tới.

Vượt Singapore và Malaysia, quy mô kinh tế Việt Nam vào top 4 ASEAN

Nhờ tăng trưởng dương trong bối cảnh Covid-19, quy mô nền kinh tế (GDP) của Việt Nam năm 2020 được IMF ước tính đạt trên 340 tỉ USD, vượt Singapore và Malaysia, đứng thứ 4 ở khu vực Đông Nam Á.

Kiều hối gửi về TPHCM đang tăng so với cùng kỳ

Ngày 27-10, Ủy ban về người Việt Nam ở nước ngoài TPHCM tổ chức Hội nghị gặp gỡ doanh nhân kiều bào với chủ đề Phát huy sức mạnh cộng đồng doanh nghiệp kiều bào vì sự phát triển của TPHCM – nâng tầm sản phẩm Việt. Lượng kiều hối chuyển về địa bàn TPHCM thông qua các hệ thống ngân hàng thương mại, các tổ chức kinh tế trực tiếp nhận và chi trả ngoại tệ trong 9 tháng đầu năm 2020 đạt khoảng 4 tỷ USD (tăng 2% so với cùng kỳ). Dự ước, năm 2020 kiều hối chuyển về TPHCM đạt khoảng 5,5 tỷ USD (tăng 0,82% so với năm 2019). 

Doanh nhân Việt Nam: Hành trình định danh tên gọi

(CLO) Từng bị xem như những “con buôn”, “con phe” trong cơ chế cũ nhưng đội ngũ doanh nhân Việt Nam đã vươn lên trở thành “trụ cánh” của nền kinh tế đất nước thời kỳ đổi mới. Từ năm 2013, hai tiếng “doanh nhân” đã được Hiến định trong Hiến pháp.

TPHCM - Cấp bách gỡ nút thắt, hỗ trợ doanh nghiệp phát triển

SGGPO - Ngày 3-10, tại TPHCM, chương trình tọa đàm “Khôi phục và phát triển kinh tế TPHCM trong bối cảnh diễn biến phức tạp của đại dịch Covid-19” được tổ chức với sự tham dự của các sở ban ngành, chuyên gia, Hiệp hội Doanh nghiệp TPHCM và các hội ngành nghề, đại diện doanh nghiệp tại TPHCM. Đồng chí Nguyễn Thành Phong, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch UBND TPHCM, chủ trì tọa đàm.

Chống gian lận xuất xứ hàng Việt: Cuộc chiến vẫn nhiều cam go

(TTXVN/Vietnam+) - Ông Đàm Thanh Thế, Chánh Văn phòng thường trực Ban chỉ đạo Quốc gia chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả trả lời phỏng vấn về những giải pháp xử lý gian lận xuất xứ hàng Việt.