Phóng viên Công Sang (Tạp chí Nhịp cầu đầu tư) cho hay, anh không nhớ và không đếm nổi có bao nhiêu bài viết của mình bị vi phạm bản quyền dưới dạng sao chép, đạo nhái, “xào xáo”. Khi được bạn bè gửi hoặc xem các bài viết đó được chia sẻ trên mạng xã hội, anh mới biết đó là bài viết của mình.
Thời gian qua, Đài truyền hình Việt Nam liên tục phát hiện ra nhiều trang mạng xã hội đã giả mạo các trang mạng chính thức của Đài truyền hình Việt Nam.
Qua theo dõi trên hệ thống tiếp nhận, phản ánh tin nhắn rác, cuộc gọi rác (đầu số 5656), Trung tâm Ứng cứu khẩn cấp không gian mạng Việt Nam (Trung tâm) liên tục ghi nhận nhiều phản ánh của người dân về việc nhận được tin nhắn, cuộc gọi giả danh cơ quan công an để lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Đáng lưu ý, cuộc gọi giả danh ngày càng tinh vi và sẵn sàng sử dụng video call để tạo lòng tin với khách hàng.
Chuyên trang điện tử Công an TPHCM vừa thông báo việc xuất hiện web https://baocongan.net lấy thông tin, hình ảnh trên Chuyên trang điện tử Công an TPHCM, sau đó viết lại và đăng trên web này. Hiện các cơ quan chức năng đang xác minh, làm rõ, xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật đối với hành vi vi phạm.
Ngày 20/4, Văn phòng Trung ương Đảng có văn bản gửi văn phòng các tỉnh ủy, thành ủy về việc ngăn chặn giả mạo chào bán sách về văn phòng cấp ủy.
Nhiều trường hợp giả danh Đài Truyền hình Việt Nam, Đài Truyền hình Công an, Quốc phòng, sử dụng hình ảnh người của công chúng, nhà khoa học đã nghỉ hưu để quảng cáo thực phẩm như thuốc chữa bệnh, đặc biệt quảng cáo trên mạng xã hội, đài truyền hình địa phương.