Thêm nhiều tín hiệu tích cực từ TP.HCM khi số lượng quận, huyện kiểm soát được dịch bệnh đang tăng lên, tạo đà mở cửa kinh tế theo kế hoạch chung của TP.HCM sau ngày 30.9.
Cách dùng từ ngữ trong văn bản mà một số cơ quan hành chính ban hành thời gian gần đây liên quan đến việc phòng, chống dịch bệnh Covid-19 đang khiến cả người dân và cơ quan cấp dưới đôi khi bị "rối".
TP.HCM chính thức kéo dài thời gian giãn cách xã hội thêm 2 tuần theo Chỉ thị 16, kể từ ngày 16.9, với mong muốn kiểm soát được dịch bệnh vào cuối tháng 9.
Tuy nhiên, đợt giãn cách này sẽ có một số điều chỉnh phù hợp tình hình thực tế.
Chiều 14-9, Ban Chấp hành Đảng bộ TPHCM khóa XI (nhiệm kỳ 2020-2025) tổ chức Hội nghị lần thứ 8 mở rộng, xem xét cho ý kiến về tờ trình của Ban Cán sự đảng UBND TPHCM về kế hoạch phòng, chống dịch Covid-19 và phục hồi kinh tế trên địa bàn TPHCM từ sau ngày 15-9.
Sau một tuần UBND TP.HCM cho phép dịch vụ ăn uống mở cửa trở lại theo hình thức bán mang đi. Thế nhưng, nhiều cửa hàng kinh doanh nhỏ lẻ và ngay cả các “ông lớn” trong ngành dịch vụ ăn uống vẫn “án binh bất động”.
Chiều 13.9, Chủ tịch UBND TP.HCM Phan Văn Mãi và nhiều lãnh đạo ban ngành TP đã cung cấp nhiều thông tin về tình hình dịch Covid-19 tại TP trong thời gian vừa qua. Đồng thời, đề ra phương hướng TP sẽ thực hiện sau 15.9.
Theo ông Lê Hòa Bình, Phó chủ tịch UBND TP.HCM, từ 16.9 các shipper được hoạt động liên quận với điều kiện phải đảm bảo an toàn phòng chống dịch Covid-19.
Thông tin về tình hình cung ứng hàng hoá thiết yếu trên địa bàn TP HCM, Sở Công Thương TP cho biết TP hiện có 2.714 điểm cung ứng hàng hóa, trong đó có 92 siêu thị, 9 chợ truyền thống và hơn 2.100 cửa hàng tiện ích còn hoạt động.
Sau ngày 15.9, TP.HCM sẽ sử dụng thẻ xanh/thẻ vàng Covid làm công cụ thống nhất và chủ yếu để kiểm soát các thành phần dân cư trong quá trình “mở cửa” phục hồi kinh tế.