Ngày 9-3, tại TPHCM, Bộ Công thương phối hợp với Trung tâm Thương mại, Đầu tư và Du lịch Asean - Nhật Bản (AJC) tổ chức hội thảo “Phát triển liên kết giữa doanh nghiệp Việt Nam với các công ty đa quốc gia trong ngành công nghiệp chế tạo”. Hội thảo đã thu hút sự tham gia của 150 doanh nghiệp trong và ngoài nước. Nhiều doanh nghiệp cho biết đang đẩy mạnh đầu tư hoặc liên kết với doanh nghiệp trong nước để mở rộng phát triển lĩnh vực chế biến, chế tạo tại Việt Nam.
Quy định phòng cháy, chữa cháy đối với hoạt động kinh doanh karaoke là cần thiết nhưng cơ quan quản lý đang lúng túng. Chủ các chuỗi quán karaoke kêu trời vì đã đáp ứng đủ yêu cầu nhưng vẫn chưa được ký nghiệm thu để hoạt động trở lại
Ông Bùi Tá Hoàng Vũ, Giám đốc Sở Công thương TPHCM, cho biết, sự phục hồi mạnh mẽ nhất phải kể đến là ngành chế biến lương thực thực phẩm, đồ uống. Chỉ số IIP năm 2022 ước tăng 28,2%, trong khi cùng kỳ giảm 14,2%. Các hoạt động xã hội như giải trí ngoài trời, nhà hàng, du lịch khách sạn mở cửa trở lại từ đầu năm đã tạo điều kiện thuận lợi để các ngành chế biến lương thực thực phẩm, đồ uống tăng trưởng bứt phá ngoạn mục.
Trước áp lực lạm phát toàn cầu tăng cao, đồng USD lên giá mạnh và Ngân hàng Nhà nước (NHNN) vừa điều chỉnh tăng lãi suất điều hành, các ngân hàng đã điều chỉnh tăng lãi suất. Nhu cầu vốn tăng cao vào dịp cuối năm do nhu cầu vay kinh doanh, tiêu dùng, trả lương, thưởng, nhưng tín dụng eo hẹp khiến nhiều doanh nghiệp (DN) phải xoay xở đủ đường.
Chỉ gần hai tuần sau khi ngân hàng Nhà nước tăng lãi suất điều hành và trần lãi suất huy động kỳ hạn dưới 6 tháng, lãi suất tiền gửi đã tăng chóng mặt.
Ngân hàng Bản Việt vừa thông báo phát hành chứng chỉ tiền gửi với lãi suất lên tới 8,4%/năm kỳ hạn 18 tháng, lãnh lãi cuối kỳ chỉ với mức tiền gửi từ 10 triệu đồng. Những kỳ hạn khác cũng có mức lãi suất khá cao như kỳ hạn 6 tháng lãi suất 7,5%/năm, 9 tháng là 7,8%/năm, 12 tháng 8%/năm... Lãi suất trên được cố định trong suốt thời gian gửi.
Trả lời cử tri huyện Nhà Bè và quận 7, Chủ tịch UBND TPHCM Phan Văn Mãi khẳng định sẽ tập trung triển khai nhiều hơn nữa nhà lưu trú cho công nhân. Giai đoạn tới, TP sẽ có thêm 35.000 căn nhà ở thương mại và 28.000 chỗ ở cho công nhân.
Tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) 9 tháng đầu năm giảm gần 5%, giải ngân đầu tư công chỉ đạt 32% và hàng loạt chỉ tiêu không đạt, TP.HCM 'đã trả một cái giá không nhỏ' để 22 quận, huyện đạt tiêu chí kiểm soát dịch và bước vào giai đoạn bình thường mới.
Trong bối cảnh chưa từng có tiền lệ như Covid-19, chuyên gia cho rằng có thể phải dùng tư duy phi truyền thống: ngân hàng nới điều kiện cho vay còn ngân sách đừng ngại tăng nợ.
Ông Bùi Pháp và Bầu Đức đều đang đối diện khoản nợ nghìn tỷ khi Hoàng Anh Gia Lai và Đức Long Gia Lai mất cân đối tài chính, bị nghi ngờ khả năng hoạt động.
Làn sóng Covid-19 thứ 4 cùng với các đợt giãn cách liên tiếp đã khiến hoạt động sản xuất - kinh doanh của rất nhiều doanh nghiệp (DN) bị ảnh hưởng nặng nề, đặc biệt là các tỉnh, thành phía Nam. Số liệu của Tổng cục Thống kê cho thấy trong 8 tháng năm 2021 có tới 85.500 DN rút lui khỏi thị trường, tăng 24,2% so với cùng kỳ, trong đó TP HCM có tới 24.000 DN, chiếm 28,1% tổng số DN rút lui.
Bên cạnh chính sách thuế, theo giới chuyên gia, cần thêm các chính sách tiền tệ phù hợp từng đối tượng để hỗ trợ doanh nghiệp vượt qua giai đoạn cam go hiện nay.