Ông Bùi Tá Hoàng Vũ, Giám đốc Sở Công thương TPHCM, cho biết, sự phục hồi mạnh mẽ nhất phải kể đến là ngành chế biến lương thực thực phẩm, đồ uống. Chỉ số IIP năm 2022 ước tăng 28,2%, trong khi cùng kỳ giảm 14,2%. Các hoạt động xã hội như giải trí ngoài trời, nhà hàng, du lịch khách sạn mở cửa trở lại từ đầu năm đã tạo điều kiện thuận lợi để các ngành chế biến lương thực thực phẩm, đồ uống tăng trưởng bứt phá ngoạn mục.
Trả lời câu hỏi của ĐB, Chủ tịch UBND TPHCM tâm đắc điều gì? Đồng chí Phan Văn Mãi chia sẻ: “Tôi nghĩ làm sao khi có chủ trương xong rồi phải chuyển hóa thành đề án, kế hoạch để thực sự khơi thông được các nguồn lực. Từng sở ngành, cán bộ đảng viên phải chuyển tâm thế, cùng xốc lại với nhau. Hai điều tôi tâm huyết là nguồn lực và cán bộ".
Chiều 26-9, Đoàn Đại biểu Quốc hội TPHCM tổ chức khảo sát tình hình thực hiện Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn TPHCM giai đoạn từ 1-1-2018 đến 30-6-2022.
Chỉ còn nửa tháng nữa đến Tết Nhâm Dần, mãi lực tiêu dùng tại các trung tâm thương mại, siêu thị… từng bước khởi sắc. Phóng viên Báo SGGP đã có cuộc trao đổi với Phó Chủ tịch UBND TPHCM Phan Thị Thắng về kế hoạch chăm lo tết cho người dân thành phố nói chung, người lao động gặp khó khăn nói riêng, cũng như những giải pháp cụ thể ngăn chặn hàng kém chất lượng...
TPHCM tiếp tục thí điểm cho phép các cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống được hoạt động đến hết ngày 31-12, không phải đóng cửa trước 22 giờ.
Hoạt động kết nối cung - cầu năm nay tiếp tục hỗ trợ doanh nghiệp kết nối, phát triển thị trường, đẩy mạnh lưu thông hàng hóa giữa TPHCM và các tỉnh, thành, tiếp tục hình thành các chuỗi cung ứng nông sản thực phẩm an toàn, bền vững để phục vụ thị trường.
Những chương trình giảm giá sâu chủ yếu tập trung ở các ngành hàng thời trang may mặc quần áo, giày dép, túi xách, phụ kiện, mỹ phẩm… đua nhau treo băng rôn giảm giá hấp dẫn, từ 20%-80%, tùy sản phẩm, nhờ đó sức mua tăng lên khoảng 20% so với những ngày trước.
Ngày 13-11, Ban Chỉ đạo phòng chống dịch Covid-19 tổ chức giao ban trực tuyến với các quận, huyện và TP Thủ Đức về tình hình dịch bệnh trên địa bàn. Đồng chí Nguyễn Văn Nên, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy TPHCM, tham dự và phát biểu chỉ đạo tại buổi giao ban.
Chiều 16-8, Trung tâm An sinh xã hội TPHCM tổ chức chương trình ký kết thỏa thuận hợp tác thực hiện chương trình an sinh xã hội; phối hợp các đoàn thể giúp đỡ người dân trong diện hộ nghèo và người dân bị ảnh hưởng dịch Covid-19.
Thực hiện Chỉ thị 16 của Chính phủ về giãn cách xã hội phòng chống dịch Covid-19, TPHCM đã yêu cầu các chợ tự phát, hàng rong dừng hoạt động. Hầu hết chợ đầu mối, chợ truyền thống tuân thủ ngừng hoạt động nhưng một số chợ tự phát lại lén lút buôn bán. Ghi nhận ngày 23-7 cho thấy, nhiều chợ tự phát còn xảy ra tình trạng tụ tập đông người, không thực hiện giãn cách, không đảm bảo an toàn phòng dịch.
Sở Công thương TPHCM tổ chức Chương trình doanh nghiệp đồng hành cùng người dân thành phố, mời gọi doanh nghiệp nhiều lĩnh vực khác nhau cùng tham gia kết nối, hình thành chuỗi cung ứng bổ trợ, góp phần thực hiện giải pháp phân phối hàng hóa thực phẩm thiết yếu bình ổn đến người tiêu dùng.
Giám đốc Sở Công thương Bùi Tá Hoàng Vũ cho biết, sáng 15-7, TPHCM đã tổ chức được 75 điểm bán hàng lưu động với 84 lượt xe.