Gần 10.000 nhân viên y tế nghỉ việc trong 18 tháng qua, tỷ lệ cao nhất ở TP HCM, Hà Nội, Đồng Nai, Bình Dương, An Giang, Đà Nẵng.
Nói về vấn đề xã hội hóa ngành y tế, ông Nguyễn Thanh Long - Bộ trưởng Bộ Y tế - cho biết, đây là công việc rất quan trọng với ngành Y tế. "Lâu nay vấn đề xã hội hóa đối với y tế bị sai phạm rất nhiều, nên chúng tôi đang xây dựng nghị định liên doanh, liên kết xã hội hóa trong lĩnh vực y tế để trình sớm với Chính phủ" - ông Long thông tin.
Sáng 11/5, tại huyện Củ Chi, TP Hồ Chí Minh, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc cùng Tổ đại biểu Quốc hội TP Hồ Chí Minh, đơn vị số 10 tiếp xúc cử tri 2 huyện Củ Chi và Hóc Môn theo hình thức trực tiếp kết hợp trực tuyến để thông báo về công tác chuẩn bị cho kỳ họp lần thứ 3, Quốc hội khóa XV. Buổi tiếp xúc được kết nối với điểm cầu Phòng Giáo dục-Đào tạo huyện Hóc Môn.
Dịch Covid-19 với biến thể mới có tốc độ lây lan nhanh, số ca mắc tăng cao nhưng tỉnh Quảng Ninh đã chủ động triển khai các biện pháp chống dịch linh hoạt, hiệu quả. Nhờ đó toàn tỉnh vẫn giữ vững địa bàn an toàn, ổn định, phát triển trong trạng thái bình thường mới; hoàn thành toàn diện các mục tiêu phát triển kinh tế-xã hội, bảo đảm an sinh và trật tự xã hội... Đặc biệt tỉnh giữ vững đà tăng trưởng hai con số.
Thủ tướng yêu cầu tập trung kiểm soát rủi ro, các ca chuyển nặng và tử vong; tiếp tục tăng cường y tế dự phòng, y tế cơ sở; chủ động về thuốc; đề cao ý thức người dân; hoàn thành việc tiêm 2 mũi cho trẻ em từ 12 - 17 tuổi trong tháng 4; đẩy nhanh việc cung ứng vắc xin, quyết tâm cao nhất để hoàn thành việc tiêm chủng cho trẻ em từ 5 đến dưới 12 tuổi trong quý 2/2022, bảo đảm an toàn cho trẻ em trong kỳ nghỉ hè và bước vào năm học mới.
Sáng 9/4, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo quốc gia phòng, chống dịch Covid-19 chủ trì phiên họp lần thứ 14 của Ban Chỉ đạo trực tuyến tới các địa phương cả nước.
Trước thực tế đã bao phủ rộng vaccine COVID-19 trên cả nước, số ca tăng nặng và tử vong do COVID-19 giảm, một số ý kiến đề xuất nên nhìn nhận COVID-19 là bệnh chuyên khoa truyền nhiễm thông thường hay bệnh đặc hữu (hiện diện thường xuyên). Do vậy, có thể xem xét bỏ việc chứng nhận F0 và khỏi bệnh để giảm áp lực cho y tế cơ sở.