Việt Nam và Nhật Bản thiết lập quan hệ ngoại giao cấp Đại sứ ngày 21/9/1973 và phát triển nhanh chóng. Năm 1995, Nhật Bản là nước G-7 đầu tiên đón Tổng Bí thư Việt Nam đến thăm chính thức và hai nước thiết lập quan hệ Đối tác chiến lược vào năm 2009. Đặc biệt, trong chuyến thăm cấp Nhà nước của Chủ tịch nước Trương Tấn Sang vào tháng 3/2014, hai nước đã nâng cấp quan hệ lên Đối tác chiến lược sâu rộng vì hòa bình và thịnh vượng ở châu Á.
Ngày 10/9 khai mạc hội Báo Nhân đạo lần thứ 86 của những người cộng sản và các tầng lớp công nhân, lao động Pháp. Nhân dịp này, Giám đốc Báo Nhân đạo (L'Humanité) đánh giá cao sự tham dự của Báo Nhân Dân, coi đó là nguồn động viên rất lớn và góp phần tăng cường tinh thần đoàn kết Việt Nam - Pháp.
Ngày 10-9, Báo Sài Gòn Giải Phóng (SGGP) tổ chức chương trình “Đồng hành vượt cạn”, nhằm thiết thực hỗ trợ cho 1.000 phụ nữ mang thai có các điều kiện để sinh con thuận lợi trong bối cảnh dịch Covid-19 đang phức tạp.
Chương trình có sự phối hợp của Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) TPHCM, Hội Hộ sinh TPHCM và sự đồng hành tài trợ của Công ty Cổ phần Vàng bạc Đá quý Phú Nhuận (PNJ), Hội Nữ Doanh nhân TPHCM (HAWEE), Quỹ Công tác xã hội Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân Phan Trọng Bình.
Ngày 10-9, tại Hà Nội, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Phạm Bình Minh cùng Ủy viên Quốc vụ, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị đồng chủ trì Phiên họp lần thứ 13 Ủy ban Chỉ đạo hợp tác song phương Việt Nam - Trung Quốc.
Bài viết cho thấy tình hình thực tiễn trong xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam trong thời gian qua, nhất là những thành tựu trên các lĩnh vực là nền tảng để Việt Nam tiến lên chủ nghĩa xã hội một cách vững chắc và thành công. Những quan điểm trong bài viết khẳng định một cách rõ ràng và phản ánh được đầy đủ quá trình và đường hướng tiến lên chủ nghĩa xã hội tươi sáng của Việt Nam trên cơ sở điều kiện phù hợp với thời đại ngày nay.
“Không nên chỉ nhìn vào một vài trường hợp hãn hữu, cá biệt do làm thêm các công việc khác và có tài sản để đánh đồng với số đông nghệ sĩ đang gặp rất nhiều khó khăn trong cuộc sống. Điều đó không chính xác và chưa công bằng”, ông Lê Minh Tuấn, Phó Cục trưởng Cục Nghệ thuật biểu diễn, Bộ VH-TT-DL chia sẻ. Nghệ sĩ có cần được hỗ trợ, là câu hỏi đặt ra lúc này.
Nhiều tháng nay, bà T.T.H. (60 tuổi, ngụ TP Thủ Đức) đứng ngồi không yên, mong TP sớm kiểm soát tình hình dịch để được... buôn bán. Từ lúc chọn nấu bún bò làm nghề mưu sinh, ngót nghét đã 20 năm chưa bao giờ quán phải nghỉ lâu đến thế.
Bà H. bảo thực sự nhớ nghề, nhớ khách, nhớ cả không khí xôm tụ vào mỗi buổi sớm mai. "Tôi có bệnh nền nên thuộc diện ưu tiên tiêm vắc xin sớm, may mắn nay đã tiêm đủ cả 2 mũi. Có vắc xin yên tâm một phần, giờ chỉ mong sớm được mở cửa buôn bán lại thôi" - bà H. chia sẻ.
Ban chỉ đạo xây dựng kế hoạch phòng, chống dịch COVID-19 và phục hồi kinh tế TP.HCM (gọi tắt là Ban chỉ đạo) theo hai giai đoạn: giai đoạn 1 từ ngày 15-9 đến 31-12-2021; giai đoạn 2 là năm 2022 và những năm tiếp theo.
Thành viên Ban chỉ đạo gồm: Chủ tịch UBND TP.HCM Phan Văn Mãi làm trưởng ban. Phó chủ tịch UBND TP Lê Hòa Bình làm phó trưởng ban thường trực. Các phó trưởng ban khác là 4 Phó chủ tịch UBND TP: bà Phan Thị Thắng, ông Võ Văn Hoan, ông Dương Anh Đức, ông Ngô Minh Châu.
Vài ngày gần đây, nhiều khu vực trên địa bàn TP Hồ Chí Minh đã xuất hiện tình trạng người dân ra đường với lý do không cần thiết trong thời gian thực hiện các biện pháp giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16 tăng cường.
Thành ủy TPHCM vừa có thông báo về phân công các ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy, ủy viên Ban Chấp hành Đảng bộ TPHCM trực tiếp phụ trách, theo dõi, chỉ đạo công tác phòng, chống dịch COVID-19.
Theo đó, Bí thư Thành ủy TPHCM Nguyễn Văn Nên, lãnh đạo, chỉ đạo toàn diện công tác phòng, chống dịch trên địa bàn TPHCM; đồng thời theo dõi, chỉ đạo Thành phố Thủ Đức và quận Bình Tân.
Khoảng 4,5 triệu người dân mất việc, khó khăn bởi dịch tiếp tục được chính quyền TP HCM hỗ trợ tiền mặt, lương thực sau ngày 15/9, trong vòng 3-4 tháng.