Bộ TN-MT được Chính phủ giao là đơn vị chủ trì, chịu trách nhiệm về hiệu quả đề án điều tra hiện trạng, cảnh báo sạt lở đất vùng núi Việt Nam. Đề án này được duyệt chi kinh phí 600 tỉ đồng.
Tại cuộc họp ứng phó với bão số 10 do Ban Chỉ đạo (BCĐ) Phòng chống thiên tai (PCTT) tổ chức sáng nay (5.11), thông tin cho biết, hiện vẫn còn nhiều tàu cá đánh bắt, hai thác hải sản tại những vùng nguy hiểm bị ảnh hưởng của bão số 10.
Tổng công ty Đường sắt Việt Nam vừa cho biết, từ ngày 5-11, đôi tàu Thống nhất SE5/SE6 sẽ được khai thác trở lại sau thời gian bị gián đoạn do mưa bão khu vực miền Trung.
Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng cần phối hợp với Tổng cục Thủy sản và các tỉnh, thành phố chịu ảnh hưởng của bão số 10 tập trung kêu gọi tàu, thuyền tránh trú vào nơi an toàn hoặc không di chuyển vào vùng nguy hiểm, đồng thời sơ tán dân khỏi các lồng bè, chòi canh, những khu vực nguy hiểm trước khi bão ảnh hưởng tới đất liền.
Phó Thủ tướng Chính phủ Trịnh Đình Dũng, Trưởng ban Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng chống thiên tai, Chủ tịch Ủy ban quốc gia Ứng phó sự cố thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn chỉ đạo như vậy trong cuộc họp ngày 2/11 tại Hà Nội về ứng phó với bão số 10.
Biệt đội canô 0 đồng do anh Trần Đăng Vinh (30 tuổi, Đà Nẵng) thành lập đã hoạt động hết năng suất, cứu trợ nhiều bà con và đưa nhiều thực phẩm cứu trợ đến những vùng ngập khó tiếp cận.
Sáng 1-11, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc dẫn đầu đoàn công tác đi thị sát hậu quả bão lũ và thăm các gia đình, cơ sở giáo dục bị ảnh hưởng bởi cơn bão số 9 tại hai tỉnh Quảng Ngãi, Quảng Nam.
Ghi nhận, tại tiệm vật liệu xây dựng ở Cầu La Hà, huyện Tư Nghĩa rất đông người dân đến mua các loại vật liệu xây dựng về sửa sang lại nhà cửa, trong đó đông nhất vẫn là người dân tới mua ngói lợp. Sáng cùng ngày, tại nhiều tiệm kinh doanh vật liệu xây dựng cũng không có ngói để bán cho người dân. Khảo sát nhiều điểm trên quốc lộ 1A đoạn qua địa bàn Quảng Ngãi, nhiều người dân ghé vào nhưng phải lắc đầu trở ra vì hết ngói hoặc không mua được loại ngói phù hợp.