Đây là mũi tiêm nhắc lại với những người đã tiêm đủ hai mũi sau 6 tháng đến một năm, tùy loại vaccine, không phải mũi tăng cường
Kích hoạt các trạm y tế lưu động và các đội phản ứng nhanh, chuẩn bị lực lượng dự bị chống dịch, thí điểm đưa bác sĩ mới ra trường xuống cơ sở... là những bước đi chủ động đang được ngành y tế TP.HCM triển khai nhằm ứng phó với tình hình dịch bệnh tăng trở lại.
Ngày 8.11, Trung tâm kiểm soát bệnh tật TP.HCM (HCDC) cho biết, từ ngày 1.10 đến 4.11, qua giám sát hoạt động phòng chống dịch Covid-19 tại H.Nhà Bè, HCDC ghi nhận có 2.551 ca F0, trong đó có 1.750 ca khẳng định bằng xét nghiệm RT-PCR và 801 ca test nhanh.
Về tình hình dịch bệnh, theo đánh giá của ông Nguyễn Văn Nên, Ủy viên Bộ Chính trị - Bí thư Thành ủy TP.HCM, TP đã có 1 tháng tương đối bình yên. Nhưng phía trước đang tiềm ẩn nhiều vấn đề cần phải lo, trong đó có việc quản lý nguồn lây để ngăn ngừa. “Công thức” chống dịch của TP.HCM căn cứ vào các yếu tố: vắc xin, thuốc và công nghệ để kiểm soát dịch….
Bộ trưởng Lao động - Thương binh và Xã hội Đào Ngọc Dung nêu câu hỏi đó khi chủ trì cuộc họp với các địa phương trọng điểm về các giải pháp phục hồi và phát triển thị trường lao động sáng 3/11.
Phó Giám đốc Sở Y tế TPHCM Nguyễn Văn Vĩnh Châu cho biết, trong 2 tháng cuối năm 2021, TPHCM có kế hoạch tiêm nhắc mũi 3 cho nhóm nguy cơ cao, lực lượng tuyến đầu chống dịch.
Lãnh đạo Sở Y tế TP HCM nhìn nhận trong đợt dịch thứ 4 vừa qua, ngành y tế còn nhiều hạn chế trong dự báo, xét nghiệm, điều trị... khiến dịch bùng phát mạnh, nhiều người mắc bệnh và tử vong.
Sở Y tế TP HCM đang đề xuất UBND thành phố và Bộ Y tế cho phép tiêm mũi 3 vaccine Covid-19 cho nhóm người có nguy cơ cao và lực lượng tuyến đầu chống dịch, trong hai tháng cuối năm.
Đây là mũi tiêm nhắc lại với những người đã tiêm đủ hai mũi sau 6 tháng đến một năm, tùy loại vaccine, không phải mũi tăng cường
"Càng giữ khoảng cách càng tốt, 50% công suất. Nhưng quan trọng nhất là ý thức của mọi người. F0 ngồi trong quán nhiều, thấy đông người quá thì đừng vô", bà Phạm Khánh Phong Lan - trưởng Ban quản lý an toàn thực phẩm TP.HCM khuyến cáo...
Tối 29-10, trong livestream "Dân hỏi - Thành phố trả lời" chủ đề: "Kiểm soát dịch và kinh doanh dịch vụ ăn uống tại chỗ - Những điều cần biết", bà Phạm Khánh Phong Lan, Trưởng Ban Quản lý An toàn thực phẩm (ATTP) TP HCM, cho biết sẽ phối hợp cùng chính quyền các địa phương trên địa bàn kiểm tra cơ sở dịch vụ ăn uống về phòng chống dịch và ATTP.
Ngày 27-10, ông Lê Hòa Bình - phó chủ tịch UBND TP.HCM, phó trưởng Ban chỉ đạo phòng chống dịch COVID-19 - ký ban hành quyết định số 3677 điều chỉnh bổ sung quyết định 3585/QĐ-BCĐ ngày 15-10-2021 của Ban chỉ đạo phòng chống dịch COVID-19 TP.HCM về ban hành Bộ tiêu chí đánh giá hoạt động an toàn trong phòng, chống dịch COVID-19 tại cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống, kinh doanh thực phẩm trên địa bàn
“Hơn 5 tháng ở nhà buồn ơi là buồn, được UBND huyện mời đi tiêm vaccine Covid-19 em mừng quá. Vậy là chúng em sắp được gặp lại thầy cô và mái trường thân yêu rồi” – em Nguyễn Thị Bích Huyền, học sinh lớp 12A1 Trường THPT Củ Chi vui mừng chia sẻ khi được tiêm chủng tại Trường Tiểu học Thị trấn Củ Chi (huyện Củ Chi, TPHCM) sáng 27-10. Đây là những học sinh đầu tiên của TPHCM, cũng như của cả nước được tiêm vaccine phòng Covid-19.