Tìm kiếm: ĐÔ THỊ

Trao giải Báo chí Kinh tế Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho 18 tác phẩm

(HMC) – Sáng 21/7, Hội Nhà báo TP. Hồ Chí Minh và Câu lạc bộ Phóng viên Kinh tế Nông nghiệp đã tổ chức lễ trao giải Báo chí Kinh tế Nông nghiệp và Phát triển nông thôn lần thứ tư cho 18 tác phẩm báo chí đoạt giải.

Thủ tướng yêu cầu bàn giao hơn 1.800ha đất xây sân bay Long Thành trong tháng 10

TTO - Ngày 21-7, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã kiểm tra hiện trạng khu tái định cư cho dân, yêu cầu các bộ ngành góp sức cùng Đồng Nai xây dựng sân bay Long Thành.

TP.HCM: Tòa tổ chức rút kinh nghiệm án bị hủy, sửa

Ngày 20-7, TAND TP.HCM tổ chức hội nghị chuyên đề rút kinh nghiệm án hủy, sửa tronglĩnh vực dân sự, hành chính toàn ngành với thẩm phán và hội thẩm. Dự hội nghị có lãnh đạo các đơn vị từ TAND Tối cao, TAND Cấp cao tại TP.HCM và đại diện VKS cùng cấp.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc: Chính phủ, các bộ, ngành cùng TPHCM tháo gỡ cho các dự án đang ách tắc, chậm, trì trệ

(Thanhuytphcm.vn) - Chiều 20/7, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã chủ trì buổi làm việc với TPHCM về thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư công, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho sản xuất, kinh doanh và thực hiện các dự án đầu tư trên địa bàn TP. Cùng dự có Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Trương Hòa Bình, Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam, Bí thư Thành ủy TPHCM Nguyễn Thiện Nhân.

 

Đại diện Bộ TN-MT: “Dự án lấn biển Cần Giờ được thẩm định thận trọng, tuyệt đối tuân thủ quy định pháp luật”

Tại cuộc Họp báo thường kỳ năm 2020 của Bộ Tài nguyên và Môi trường hôm nay 20-7, trả lời câu hỏi của báo giới xung quanh việc phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường dự án lấn biển Cần Giờ (TPHCM) đang thu hút sự quan tâm của dư luận, ông Nguyễn Xuân Hải, Vụ trưởng Vụ Thẩm định Đánh giá tác động môi trường (Bộ Tài nguyên và Môi trường) khẳng định: “Đây là dự án có quy mô lớn, nằm kế cận vùng chuyển tiếp Khu dự trữ sinh quyển Cần Giờ nên chúng tôi đã hết sức thận trọng trong quá trình thẩm định và phê duyệt đánh giá tác động môi trường (ĐTM). Qua nhiều bước bổ sung, chỉnh sửa, báo cáo ĐTM của dự án đã được thông qua bởi Hội đồng thẩm định gồm các nhà khoa học hàng đầu, được tiến hành thận trọng và tuyệt đối tuân thủ theo đúng các quy định của pháp luật”.

Phù hợp mô hình chính quyền đô thị

(PL)- Từ thực tiễn từng làm thí điểm cũng như các quy định hiện hành, các đại biểu thống nhất không tổ chức HĐND quận, phường ở TP.HCM là phù hợp.

_HĐND phường quận đã hoạt động không hiệu quả.

_Nhiều vấn đề chỉ cần chính quyền quyết là được nhưng phải đưa qua HĐND phường, quận làm mất thời gian.

_Trong Luật sửa đổi, bổ sung một số điều Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương nêu rõ: “Chính quyền địa phương được tổ chức ở các đơn vị hành chính... phù hợp với đặc điểm nông thôn, đô thị, hải đảo, đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt”.

_Bỏ HĐND quận, phường giúp tinh gọn bộ máy, khắc phục sự trùng lặp về chức năng và nhiệm vụ của các cơ quan kiểm tra, thanh tra nhằm thực hiện có hiệu quả công tác cải cách hành chính, góp phần giảm đáng kể nhân sự, chi phí...

_HĐND quận, phường chưa thực sự phát huy vai trò của cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương.

Chưa kể là cơ cấu tổ chức bộ máy HĐND và UBND các cấp hiện nay còn bộc lộ một số bất hợp lý, đang tồn tại nhiều cấp, nhiều tầng nấc trung gian, chưa thực sự tinh gọn, hiệu quả theo tinh thần cải cách hành chính nhà nước.

TPHCM tuyên dương 212 điển hình người lao động

Chiều 19-7, tại Nhà hát Thành phố, Liên đoàn lao động (LĐLĐ) TPHCM tổ chức Hội nghị điển hình tiên tiến trong công nhân, viên chức, lao động Thành phố giai đoạn 2016-2020 và tuyên dương 212 điển hình tập thể, cá nhân hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ 5 năm liền.

Tập trung đầu tư lĩnh vực then chốt phát triển TPHCM

Dự thảo Báo cáo chính trị Đại hội đại biểu Đảng bộ TPHCM lần thứ XI, nhiệm kỳ 2020-2025 xác định mục tiêu “xây dựng thành phố thông minh, phát triển nhanh, bền vững, giữ vững vai trò đầu tàu kinh tế của cả nước”. Để thực hiện được mục tiêu này, TPHCM cần đẩy mạnh đầu tư hạ tầng giao thông, hạ tầng phục vụ sản xuất kinh doanh, viễn thông, giáo dục, nghiên cứu khoa học - công nghệ (KH-CN). 

_Nhiêu năm qua, các dự ám nâng cao hạ tầng giao thông của TP chưa được như mong muốn do nguồn lực hạn chế. Vì vậy, TP chỉ tập trung vào 3 chương trình trụ cột:

phát triển cơ sở hạ tầng gắn với xây dựng TP thông minh;

cải cách hành chính gắn với nâng cao chất lượng quản trị nhà nước;

phát triển KH-CN gắn với nâng chất đào tạo nhân lực và chuyển giao công nghệ. 

_TP cần giải ngân nhanh, thu hút nhân tài để hoàn thành các dự án còn dang dở.

_TP cần thúc đẩy quan hệ của trường/viên nghiên cứu và doanh nghiệp để ứng dụng tốt hơn các nghiên cứu vào thực tế.

_Cải các hành chính cần số hóa và kết nối dữ liệu giữa các ngành.

Nỗ lực cải tạo các tuyến kênh rạch

_Hoạt động cải tạo kênh rạch nhằm thực hiện Chỉ thị 19.

_Các quận đã tích cực nạo vét các dòng kênh đen và tìm nhiều giải pháp có hiệu quả lâu dài để thoát nước, chống ngập úng.

_Tuy nhiên, việc cải tạo kênh khó khăn nhất là đền bù mặt bằng cho người dân. Một khó khăn lớn khác là kinh phí thực hiện.

_Các chuyên gia cho rằng giải pháp tốt nhất để có thể đẩy nhanh tiến độ cải tạo các tuyến kênh rạch trên địa bàn thành phố là kêu gọi đầu tư theo hình thức đối tác công - tư (PPP).

Đi bộ 2 tháng xuyên Việt với ví '0 đồng', gây quỹ xây trường cho trẻ vùng cao

Một ngày tháng 5, Bùi Ngọc Quý (23 tuổi, quê ở Gia Lai) bắt đầu hành trình xuyên Việt từ TP.HCM. Sau hai tháng, Quý vừa đặt chân đến quảng trường Ba Đình (Hà Nội), đến lăng Bác - địa điểm cuối cùng của chuyến đi.

Sau khi kết thúc hành trình xuyên Việt, Quý tiếp tục đi lên Mường Tè (Lai Châu). Toàn bộ số tiền chàng trai nhận được sẽ dùng để xây ngôi nhà sinh hoạt bán trú cho trẻ em mầm non ở địa bàn.

TP.HCM vẫn đo ô nhiễm bằng thủ công

Với gần 9 triệu phương tiện và hoạt động giao thông ở mức độ cao, nhiều khu vực tại TP.HCM bị ô nhiễm về khói bụi, tiếng ồn. Tình trạng ô nhiễm khói bụi dễ ghi nhận nhất tại các vòng xoay, khu vực quốc lộ, khu vào các cảng biển…