Bất cứ một quốc gia, dân tộc nào muốn tồn tại, phát triển và tiến bước cùng thời đại, đều phải có một tư tưởng của mình hoặc phải chọn lấy một tư tưởng thích hợp. Thực tiễn lịch sử đã chỉ rõ, sự lựa chọn ấy chỉ được coi là đúng đắn và phù hợp khi bắt nguồn từ thực tế đất nước, từ tính cách của dân tộc, từ ước vọng tha thiết của nhân dân. Mặt khác, phải phù hợp với quy luật phát triển của xã hội, với xu thế tất yếu của nhân loại tiến bộ.
Trong những năm qua, Hội Nhà báo Việt Nam và hội nhà báo ở địa phương, các chi hội đã tổ chức hoạt động bồi dưỡng nghiệp, tập huấn, đi thực tế góp phần có nhiều tác phẩm báo chí hấp dẫn bạn đọc. Tuy nhiên để đạt được hiệu quả hơn nữa, đòi hỏi mỗi địa phương cần có những chiến lược riêng.
Chiều 14-9, đoàn công tác Ban Tuyên giáo Trung ương do đồng chí Lại Xuân Môn, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Trưởng ban Thường trực Ban Tuyên giáo Trung ương đã có buổi làm việc với Thành ủy TPHCM về công tác lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy trong việc nghiên cứu, học tập, quán triệt Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng; tình hình triển khai thực hiện Kế hoạch 03, Kết luận 01 và Nghị quyết 35 của Bộ Chính trị.
Dự và tiếp đoàn có các đồng chí: Nguyễn Văn Hiếu, Ủy viên dự khuyết Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thành ủy TPHCM; Phan Nguyễn Như Khuê, Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy, Trưởng Ban Tuyên giáo Thành ủy TPHCM; Dương Anh Đức, Phó Chủ tịch UBND TPHCM và đại diện các sở, ngành TPHCM.
Sáng 14/9, tại Hà Nội, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì hội nghị thẩm định Quy hoạch tổng thể quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050.Thủ tướng cho rằng, việc xây dựng quy hoạch đã quan trọng, nhưng công tác thẩm định còn quan trọng hơn. Đây là công việc khó bởi được làm lần đầu tiên, chưa có tiền lệ, quy mô rộng, nhiệm vụ lớn, phức tạp, nhạy cảm; do đó phải quyết định theo đa số với tinh thần trách nhiệm cao nhất.
Trong các ngày 9 và 10/9/2022, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã chủ trì cuộc họp Bộ Chính trị, Ban Bí thư cho ý kiến về các đề án.
Trong công cuộc đổi mới, Việt Nam đã thiết lập được nhiều quan hệ đối tác chiến lược về kinh tế. Từ khi gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) đến nay, Việt Nam đã thiết lập quan hệ đối tác chiến lược, toàn diện với nhiều nước, trong đó có tất cả các nước thành viên thường trực của Hội đồng Bảo an Liên hiệp quốc (Nga, Mỹ, Trung Quốc, Anh, Pháp) cùng hầu hết các nước chủ chốt trong trong khu vực và trên thế giới; đã có trên 70 nước công nhận Việt Nam là nền kinh tế thị trường. Các đối tác mà Việt Nam ký kết hiệp định thương mại tự do có độ phủ rộng hầu hết các châu lục, với gần 60 nền kinh tế có GDP chiếm gần 90% GDP thế giới
Thủ tướng cho biết, Chính phủ sẽ ban hành ngay các nghị quyết về các tuyến đường Vành đai 4 vùng Thủ đô Hà Nội, Vành đai 3 TPHCM. Các bộ ngành, địa phương khẩn trương phê duyệt các dự án di dời các công trình hạ tầng kỹ thuật và mỏ vật liệu với các dự án đang triển khai.
Ngày 8/8, tại Hà Nội, Ban Tuyên giáo Trung ương chủ trì, phối hợp Bộ Thông tin và Truyền thông, Hội Nhà báo Việt Nam, Hội Xuất bản Việt Nam tổ chức Hội nghị giao ban công tác báo chí, xuất bản năm 2022.
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa được Đảng ta xác định là mô hình kinh tế tổng quát của nước ta trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội. Đường lối, quan điểm, chính sách phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là sự kế thừa và phát triển về tư duy, lý luận của Đảng Cộng sản Việt Nam, có tính khái quát cao, là kết tinh trí tuệ và sức sáng tạo của toàn dân tộc, vừa có tính tổng kết lý luận, vừa có ý nghĩa thực tiễn, phản ánh ý chí và nguyện vọng của toàn Đảng, toàn dân ta về phát triển đất nước nhanh và bền vững.
Với phương châm "Tuyên giáo đi trước, đi cùng", "hướng mạnh về cơ sở", 92 năm qua, ngành tuyên giáo đã không ngừng đổi mới, nâng cao chất lượng và đã đạt được những thành tựu quan trọng.