Công tác xây dựng, phát triển văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc luôn được Đảng, Nhà nước quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo, liên tục phát triển và khẳng định qua các kỳ đại hội của Đảng từ Đại hội IX đến nay. Tại Nghị quyết số 28, ngày 25/10/2013 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa XI), “nền văn hóa” lần đầu tiên được Đảng ta xác định là mục tiêu của Chiến lược bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới; đến Đại hội XIII của Đảng, an ninh tư tưởng - văn hóa được xác định là một trong những trụ cột quan trọng của “Chiến lược An ninh quốc gia” thế kỷ 21.
Sáng 23.11, tại Tokyo, Nhật Bản, trong chuyến thăm chính thức đầu tiên tới Nhật Bản, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã tiếp cựu Thủ tướng Nhật Bản Suga Yoshihide, cựu Tổng thư ký Đảng Dân chủ Tự do (LDP), Chủ tịch Liên minh Nghị sĩ hữu nghị Nhật - Việt Nikai Toshihiro và các thành viên Liên minh.
Vào đêm 22 rạng 23-11-1940, tất cả 20 tỉnh và thành phố Sài Gòn - Chợ Lớn đều có kế hoạch khởi nghĩa, trong đó có 56/75 quận, 50% số làng. Dù cuộc khởi nghĩa diễn ra không hoàn toàn như kế hoạch, nhưng một số nơi giành được quyền làm chủ, gây cho địch một số thiệt hại, tạo được tiếng vang lớn trong dư luận quần chúng nhân dân.
“Văn hóa phải thiết thực phục vụ nhân dân, góp phần vào việc nâng cao đời sống vui tươi, lành mạnh của quần chúng. Vì vậy, nội dung văn hóa phải có ý nghĩa giáo dục... Văn hóa phải gắn liền với lao động sản xuất.” (Trích Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.12, tr.470)
Tin giả như một loại virus độc hại, nó xâm nhập, gây rối dư luận, gây rối lòng tin, thậm chí làm khủng hoảng niềm tin. Các thế lực phản động, thù địch và cơ hội chính trị lợi dụng điều này để xuyên tạc, kích động chống phá hòng gây mất ổn định đất nước ta. Vì thế, phải đấu tranh mạnh mẽ để loại bỏ mối hiểm họa thật sự này.
Đó là khẳng định của thầy giáo Trần Trung Hiếu (giáo viên Lịch sử Trường THPT chuyên Phan Bội Châu – Nghệ An) – đại diện nhóm tác giả của tác phẩm “Tăng động lực, giảm áp lực với đổi mới giáo dục phổ thông” giành giải Khuyến khích Giải Báo chí toàn quốc “Vì sự nghiệp giáo dục Việt Nam” năm 2021.
Học viện Báo chí và Tuyên truyền vừa phối hợp với Trung tâm Thông tin và Truyền thông châu Á (AMIC) tổ chức phiên khai mạc Hội thảo khoa học quốc tế "Truyền thông khoa học: Quản lý hiện tại và tương lai".
Thăm chính thức Nhật Bản, Thủ tướng Phạm Minh Chính cùng lãnh đạo Nhật Bản thảo luận các định hướng, biện pháp tiếp tục thúc đẩy quan hệ Đối tác chiến lược sâu rộng vì hòa bình và phồn vinh ở châu Á giữa Việt Nam và Nhật Bản phát triển thực chất và hiệu quả trong các lĩnh vực, nhất là về kinh tế, an ninh quốc phòng, hợp tác địa phương và giao lưu nhân dân.