Chiều 27-9, nguồn tin PLO xác nhận Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an huyện Củ Chi, TP.HCM đã khởi tố vụ án, khởi tố bị can nhóm người sử dụng giấy xác nhận báo chí giả, giấy đi đường giả về tội làm giả tài tài liệu của cơ quan, tổ chức và sử dụng tài liệu giả của cơ quan, tổ chức.
Về kế hoạch của ngành y tế sau 30.9, bác sĩ (BS) Nguyễn Thị Huỳnh Mai, Chánh văn phòng Sở Y tế TP.HCM, cho biết Sở đã có kế hoạch trình UBND TP.HCM, khi được thông qua mới ban hành thực hiện. Theo BS Mai, nhiều người dân vẫn đang chờ tình hình ổn định trở lại để đi khám chữa bệnh (KCB), mặc dù hiện tại người dân cần KCB, cấp cứu thì tất cả các bệnh viện (BV) đều sẵn sàng đón tiếp bệnh nhân (BN) không mắc Covid-19. Tuy nhiên, để an toàn, BN đều phải được sàng lọc, test nhanh Covid-19.
Thêm nhiều tín hiệu tích cực từ TP.HCM khi số lượng quận, huyện kiểm soát được dịch bệnh đang tăng lên, tạo đà mở cửa kinh tế theo kế hoạch chung của TP.HCM sau ngày 30.9.
Trong bối cảnh TPHCM dần mở cửa trở lại một số hoạt động thiết yếu sau thời gian thực hiện giãn cách xã hội triệt để, ngành y tế có kế hoạch chuyển đổi hoạt động của các cơ sở y tế để phục vụ tốt hơn nhu cầu khám chữa bệnh của người dân.
Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc đề nghị các hiệp hội tiếp tục thúc đẩy các doanh nghiệp Hoa Kỳ đầu tư tại Việt Nam, nhất là trong các lĩnh vực chiến lược như công nghệ cao, cơ sở hạ tầng, tài chính..., đưa Việt Nam vào các chuỗi cung ứng trong khu vực và trên toàn cầu.
Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch COVID-19 TP.HCM vừa công bố Bộ tiêu chí đánh giá an toàn trong phòng, chống dịch COVID-19 đối với hoạt động du lịch tại các địa bàn có mức độ an toàn cao dành cho cơ sở lưu trú du lịch, hoạt động của doanh nghiệp lữ hành và hoạt động của điểm tham quan du lịch ngoài trời.
Việc người dân đang sinh sống ở các địa bàn kiểm soát tốt dịch Covid-19 (vùng xanh) được phép đi tới siêu thị, cửa hàng tiện lợi… để mua sắm hàng hóa thiết yếu cùng với việc mở các điểm tập kết, trung chuyển hàng hóa tại chợ đầu mối đã giúp cung ứng hàng hóa tại TP Hồ Chí Minh suôn sẻ hơn.