Kiểu truyền thông cố ý hoặc vô tình làm lợi cho phía này, gây hại cho phía khác, nếu đặt trong chiêu thức cạnh tranh, nó bị xem là truyền thông bất lương.
Không gian Internet với sự phát triển mạnh mẽ của các mạng xã hội (MXH) ngày càng có tác động lớn, chi phối đến đời sống con người, sinh hoạt thực của xã hội. Bên cạnh những điều tốt, tích cực, mặt trái của MXH cũng ngày càng bộc lộ.
Nhằm thông tin nhanh chóng và đầy đủ về quy định, chính sách của TP với nguyên tắc “ai ở đâu ở yên đó” cũng như giải đáp thắc mắc của người dân; TP.HCM đã triển khai chương trình “Dân hỏi - TP trả lời” và phát trực tiếp trên mạng xã hội Facebook vào 20h hàng ngày, từ ngày 24/8 đến ngày 6/9.
Là phóng viên thường phần lớn đều ra ngoài tác nghiệp, lấy hình ảnh thông tin, nhưng do ảnh hưởng của dịch COVID-19, nhiều địa phương tiếp tục giãn cách xã hội. Đội ngũ phóng viên làm việc ở nhà chiếm tỷ lệ cao. Cũng trong thời gian này họ đã có cơ hội để chuyển mình, thay đổi với sự sáng tạo hơn.
Công an TPHCM xác định, Lê Thị Kim Dung đã tổ chức trót lọt cho 21 trường hợp không thuộc đối tượng vào danh sách tiêm vaccine trên địa bàn quận 11 và thu lợi bất chính hơn 60 triệu đồng.
Ngày 15/8, Công an TP HCM cho biết từ khi đợt dịch thứ tư bùng phát (27/4) đến nay có hàng triệu tin, bài, video... liên quan đến Covid-19 đăng trên các trang mạng xã hội. Trong đó có nhiều tin kích động, nội dung sai sự thật, gây hoang mang dư luận sẽ bị cơ quan điều tra truy xét, xử lý nghiêm.
Khi cơ quan chức năng tiếp tục làm rõ việc tài khoản “Trần Khoa” là giả mạo và tiếp đó, trong quá trình điều tra, Sở TT-TT TPHCM đã mời làm việc các chủ thể đăng ký sử dụng tài khoản “JK”, “HMAĐ” và “NHT” để làm rõ các vấn đề liên quan…