Các doanh nghiệp vận tải sau 2 năm lao đao vì dịch đang cố gắng cầm cự thu hẹp sản xuất, cắt giảm nhân công, hoặc chuyển hướng sang chở hàng hoá để duy trì phần nào hoạt động.
Thời gian qua, điều kiện phát hành trái phiếu doanh nghiệp (TPDN) ra công chúng đã được cơ quan Nhà nước siết chặt. Đây là động thái nhằm giảm thiểu rủi ro cho nhà đầu tư, đặc biệt với nhà đầu tư cá nhân, nên lượng TPDN phát hành cũng giảm mạnh. Tuy nhiên, trong bối cảnh lãi suất tiền gửi vẫn đang ở mức thấp, nhiều doanh nghiệp (DN) đã phát hành TPDN với lãi suất cao để hút vốn.
Quỹ Phát triển nhà ở TPHCM (HOF) vừa thông báo đang triển khai chương trình cho vay vốn ưu đãi tạo lập nhà ở cho đối tượng hưởng lương từ ngân sách TPHCM. Cụ thể là cán bộ, công chức, viên chức thuộc các sở, ban, ngành, quận, huyện, cơ quan hành chính sự nghiệp, lực lượng vũ trang nhân dân (gồm Quân đội nhân dân, Công an nhân dân và dân quân tự vệ).
Tín dụng chính sách xã hội là một trong những chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước, nhằm mục tiêu xóa đói, giảm nghèo, hỗ trợ vốn cho các hộ gia đình có thu nhập thấp, nhiều khó khăn tự vươn lên, góp phần bảo đảm an sinh xã hội và xây dựng nông thôn mới. Đây thực sự là giải pháp sáng tạo và phù hợp với thực tiễn của đất nước ta. Những năm qua, mặc dù ngân sách nhà nước còn nhiều khó khăn, nhưng Đảng và Nhà nước ta không ngừng tập trung nguồn lực để thực hiện tốt chính sách nhân văn này
Sáng nay 27-4, Trường Đại học Kinh tế TPHCM và Báo Sài Gòn Giải Phóng phối hợp tổ chức Hội thảo “Định hình lại hệ thống tài chính toàn cầu và chiến lược của Việt Nam”.
Hội thảo nhằm tạo diễn đàn để các nhà khoa học, chuyên gia đầu ngành, doanh nghiệp và các tổ chức cùng thảo luận về những chuyển động của nền kinh tế toàn cầu sẽ tác động như thế nào đến hệ thống tài chính toàn cầu; và Việt Nam cần có những chiến lược nào để thích ứng với những thay đổi đó.
Phó Chủ tịch UBND TPHCM Phan Thị Thắng vừa ký các quyết định 1107 và 1108 ban hành kế hoạch thực hiện Chương trình Bình ổn thị trường (CTBOTT) năm 2021 - Tết Nhâm Dần 2022 trên địa bàn TPHCM; ứng phó khẩn cấp dịch Covid-19. Thời gian thực hiện CTBOTT kể từ ngày 1-4-2021 đến hết ngày 31-3-2022
Tuần qua, nhiều định chế tài chính lớn quốc tế đã đưa ra những nhận định tích cực đối với kinh tế Việt Nam. Trong báo cáo mới nhất, Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) nhận định, bất chấp ảnh hưởng từ đại dịch COVID-19, tăng trưởng kinh tế Việt Nam vẫn có thể đạt mức 6,5% năm 2021. Ngân hàng United Oversea Bank thì đưa ra dự báo tăng trưởng của kinh tế Việt Nam năm 2021 đạt ở mức khá cao là 7,1%. Khối Nghiên cứu Kinh tế của Ngân hàng HSBC cũng dự báo Việt Nam đạt tăng trưởng năm 2021 là 6,6%
Hợp tác đầu tư, tiết kiệm tiền gửi... là những sản phẩm vừa được một số công ty chứng khoán áp dụng, nhưng bản chất đều là huy động vốn từ nhà đầu tư cá nhân