Sáng 28/11, Trung tâm và Công viên Di sản các nhà khoa học Việt Nam (MEDDOM) tổ chức lễ công bố cấp phép hoạt động cho Bảo tàng Di sản các nhà khoa học Việt Nam. "Đây sẽ là bảo tàng đầu tiên về khoa học và các nhà khoa học Việt Nam, nơi kể những câu chuyện về lịch sử khoa học Việt Nam từ đầu thế kỷ XX thông qua những con người cụ thể", PGS.TS Nguyễn Văn Huy, Giám đốc chuyên môn, chia sẻ.
Kỷ niệm 76 năm Ngày Di sản Văn hóa Việt Nam (23/11/1945), phóng viên đã tìm đến Bảo tàng Báo chí Việt Nam để hiểu hơn về những di sản báo chí quý giá được lưu giữ và trưng bày tại nơi đây, giúp chúng ta xác tín những thành quả lao động mà các thế hệ nhà báo đi trước đã có được.
Cuộc đua không cân sức về thị phần của dịch vụ truyền hình trên internet (Over The top Television-OTT) giữa doanh nghiệp trong nước và nước ngoài đã và vẫn đang diễn ra khốc liệt. Hơn lúc nào hết, các doanh nghiệp Việt buộc phải bứt phá để tồn tại và giành lại thị phần ngay trên chính “sân nhà”.
Tối 22-11, Hội đồng Lý luận, phê bình văn học, nghệ thuật Trung ương tổ chức Lễ trao tặng thưởng của Ban Bí thư đối với các tác phẩm lý luận, phê bình văn học, nghệ thuật xuất bản năm 2020. Tác phẩm đạt mức A- mức cao nhất được trao cho tác phẩm sách “Bến văn và những vòng sóng” của tác giả Hữu Thỉnh.
“Văn hóa phải thiết thực phục vụ nhân dân, góp phần vào việc nâng cao đời sống vui tươi, lành mạnh của quần chúng. Vì vậy, nội dung văn hóa phải có ý nghĩa giáo dục... Văn hóa phải gắn liền với lao động sản xuất.” (Trích Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.12, tr.470)
Tin giả như một loại virus độc hại, nó xâm nhập, gây rối dư luận, gây rối lòng tin, thậm chí làm khủng hoảng niềm tin. Các thế lực phản động, thù địch và cơ hội chính trị lợi dụng điều này để xuyên tạc, kích động chống phá hòng gây mất ổn định đất nước ta. Vì thế, phải đấu tranh mạnh mẽ để loại bỏ mối hiểm họa thật sự này.
Học viện Báo chí và Tuyên truyền vừa phối hợp với Trung tâm Thông tin và Truyền thông châu Á (AMIC) tổ chức phiên khai mạc Hội thảo khoa học quốc tế "Truyền thông khoa học: Quản lý hiện tại và tương lai".
Tiến sĩ, nghệ sĩ Phương Nga luôn cho rằng mình may mắn khi được cố NSND Trung Kiên dạy dỗ, dìu dắt nhiều năm và là một trong những học trò xuất sắc của thầy.
Sáng 18.11, tại hội trường Kim Long (KS Silk Path Grand, TP.Huế) đã diễn ra khai mạc Liên hoan phim (LHP) Việt Nam lần thứ 22 do Bộ VH-TT-DL phối hợp với UBND tỉnh Thừa Thiên-Huế tổ chức.
Bác sĩ Lương Lễ Hoàng sinh năm 1952 tại Sài Gòn. Sau 30 năm hành nghề khá thành công tại Đức, bác sĩ Lương Lễ Hoàng đã trở về Việt Nam sinh sống từ năm 2011 và góp tay xây dựng Trung tâm oxy cao áp rất được khách hàng ở TP.HCM tin cậy.
Bác sĩ Lương Lễ Hoàng đã qua đời đêm 14/11 tại Bệnh viện Thủ Đức- TP.HCM, vì mắc Covid-19.
Người làm nghệ thuật luôn tìm kiếm và khao khát được tự do sáng tạo, bởi đó cũng là bản chất của sự tồn tại và quy luật cho phát triển. Nhưng đã bao giờ trên hành trình ấy, nghệ sĩ tự nhìn nhận ngược lại: Giới hạn nào cho sáng tạo?
Việc Đoàn đại biểu Quốc hội TPHCM được họp theo hình thức trực tuyến, bảo đảm quyền và nghĩa vụ của các vị đại biểu Quốc hội và góp phần vào thành công chung của Kỳ họp là vấn đề chưa từng có tiền lệ, minh chứng cho sự nhạy bén, linh hoạt, sáng tạo, tinh thần trách nhiệm trong tổ chức, hoạt động của Quốc hội - Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ nhấn mạnh.