Đường phố TPHCM sau mưa lạnh se sắt, có đôi bàn tay đen đúa chìa ra nhận ổ bánh mì, 2 cây xúc xích và hộp sữa nhỏ. Ông Mãi (70 tuổi) nói rằng, từ khi chợ Tân Định (quận 1) tạm ngưng hoạt động vì dịch Covid-19, ông không còn khách để đạp xích lô. Thân hình còm nhom trong chiếc áo thun quăn queo, ông ráng chờ xem có ai ngoắt mình chở không, rồi chút nữa đẩy xe qua ngã tư kia chợp mắt.
.
TPHCM đang dần quen với nhịp sống chậm sau khi áp dụng Chỉ thị 16 của Thủ tướng Chính phủ. Nhiều con đường nổi tiếng kẹt xe, nay cũng vắng vẻ. Người người, nhà nhà khép cửa, chấp hành quy định giãn cách, vì một cuộc sống bình yên.
Trên địa bàn TPHCM hiện có hơn 2800 điểm bán các mặt hàng thiết yếu như: lương thực, thực phẩm, khẩu trang, nước rửa tay; trong đó có 111 chợ, 106 siêu thị, 2616 cửa hàng tiện lợi.
Đến thăm Đại đức Thích Trung Minh, trụ trì Thiền viện Hải Đức và ông Nguyễn Minh Hồng, đoàn đã trao thư cám ơn của lãnh đạo Thành ủy về những đóng góp của 2 cá nhân tiêu biểu này trong công tác phòng, chống dịch Covid-19 và chăm lo người dân có hoàn cảnh khó khăn
TPHCM tiếp nhận sự ủng hộ trang thiết bị phòng chống dịch Covid-19 trị giá gần 250 tỷ đồng của 12 doanh nghiệp, cá nhân. Đây là sự hỗ trợ hết sức có ý nghĩa và thiết thực khi TPHCM bước vào ngày thứ 65 của làn sóng dịch bệnh lần thứ 4 và ngày thứ 32 giãn cách xã hội toàn TP.
Hiện trên cả nước không thể thống kê được có bao nhiêu ngôi chùa chưa được pháp lý công nhận, nhưng tồn tại, hoạt động trong nhiều năm qua. Riêng tại TPHCM, trên địa bàn các huyện Bình Chánh, Củ Chi, Hóc Môn, Nhà Bè và một số nơi, có hàng trăm ngôi chùa là “chùa gia đình”, hoặc do tăng ni tự xây dựng, chưa được Giáo hội công nhận vì không đủ điều kiện theo quy định của Hiến chương Giáo hội và pháp luật nhà nước.
Sở Thông tin - Truyền thông (TT-TT) TPHCM vừa báo cáo Chủ tịch UBND TPHCM Nguyễn Thành Phong về tổng hợp các phân tích, đánh giá, dự báo và giải pháp đối với dịch Covid-19 tại TPHCM