Nhận định về BN giữa tình huống dịch tại Bắc Giang và TP.HCM, BS Linh cho biết ở Bắc Giang số ca nhiễm chủ yếu tại các công ty, khu công nghiệp, nên có thể khoanh vùng. Đa số các ca mắc Covid-19 ở Bắc Giang là những người trẻ với tổng cộng khoảng 5.000 - 6.000. Do vậy, số BN nặng không nhiều, áp lực công việc căng nhưng cũng đỡ hơn. Còn ở TP.HCM đợt này, tỷ lệ BN cao hơn rất nhiều, con số BN lên đến vài chục ngàn. “Hầu hết BN nằm ở đây trên 60 tuổi, BN trẻ cũng có nhưng không quá nhiều”, BS Linh nói.
Ngày 22/7, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP.HCM (HCDC) cho biết, trong ngày 21/7, thành phố có thêm 1.585 bệnh nhân COVID-19 xuất viện. Tổng số bệnh nhân mắc COVID-19 khỏi bệnh tại TP.HCM tính từ 27/4 đến nay là 6.422 người.
“Cách chức và đề nghị cách chức những đồng chí không thực hiện đúng chỉ đạo phòng chống dịch, để tình hình chấp hành phải nghiêm hơn, toàn diện hơn nhất là ở những nơi lây nhiễm nguy cơ cao”, Bí thư Thành ủy TPHCM Nguyễn Văn Nên nhấn mạnh.
Chính quyền và đoàn thể các cấp cần quan tâm và hình thành ngay hệ thống cung cấp lương thực, nhu yếu phẩm cho các doanh nghiệp thực hiện “3 tại chỗ”. Bởi doanh nghiệp thực hiện “3 tại chỗ” là đồng nghĩa với việc “mỗi nhà máy/doanh nghiệp là một pháo đài tự phòng chống dịch” mà Chính phủ đã nêu, nhưng trong thực tiễn còn nhiều vấn đề hết sức cần sự quan tâm hỗ trợ của các cấp chính quyền
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa chỉ đạo các bộ, ngành, địa phương triển khai một số biện pháp cấp bách hỗ trợ kịp thời TP Hồ Chí Minh và một số tỉnh, thành phố phía nam triển khai thực hiện hiệu quả các biện pháp phòng, chống dịch bệnh, bảo đảm ổn định đời sống cho người dân và duy trì các hoạt động kinh tế - xã hội cần thiết trên địa bàn.
Sáng nay 16-7, Bộ Y tế tổ chức Hội nghị giao ban trực tuyến phòng chống dịch COVID-19 với 63 tỉnh, thành phố. Đại diện TP.HCM cho biết từ ngày 9 đến 15-7, sau một tuần thực hiện Chỉ thị 16, TP.HCM ghi nhận 9.451 ca mắc COVID-19 trong cộng đồng được Bộ Y tế công bố và 142 ca tử vong.