Ngày 19.7, Tòa Tổng Giám mục TGP TPHCM đã có thông báo về việc tích cực tham gia phòng chống dịch, theo đó, sẽ có 430 tu sĩ tình nguyện đến các bệnh viện để chăm sóc bệnh nhân mắc Covid-19 theo sự hướng dẫn của ngành y tế.
Chủ tịch UBND TPHCM Nguyễn Thành Phong nói: "Có những trường hợp đang ở khu cách ly tạm thời ở quận nhưng khi chuyển bệnh hoặc có bệnh lý nền nhưng không được chuyển viện khiến họ rất bức xúc, tạo bất an cho người thân của họ. Rất nhiều trường hợp nhắn tin cho tôi, phản ánh về việc nhiều lần xin chuyển viện nhưng không được giải quyết kịp thời"
UBND TP yêu cầu Sở Công thương nghiên cứu, hướng dẫn tổ chức hoạt động của các chợ truyền thống; tổ chức các điểm bán thực phẩm tươi sống, hàng hóa thiết yếu tại các chợ hiện đang tạm ngưng hoạt động với hình thức phù hợp, đảm bảo an toàn phòng, chống dịch.
Số ca bệnh càng lúc càng tăng cao, vì nhiều lý do, thực phẩm trở nên khan hiếm và đang dần trở thành vấn đề cấp bách. Giải pháp nào cung ứng thực phẩm cho người dân trong tâm dịch TP.HCM?
Những ngày qua, số ca mắc Covid-19 mới mỗi ngày ở TPHCM lên đến hơn 2.000 ca, ngày cao nhất là gần 2.700 ca. Số ca F0 tăng kéo theo lượng người thuộc diện F1 tăng lên hàng chục ngàn người, gây quá tải cho bệnh viện thu dung điều trị Covid-19 và các khu cách ly tập trung. Nguy cơ lây nhiễm chéo vì thế cũng đang rất đáng lo ngại. Các chuyên gia cho rằng, đã đến lúc việc cách ly, điều trị tại nhà cho các đối tượng F0, F1 cần được thực hiện ngay.
Nhiều tỉnh giãn cách, khó khăn trong vận chuyển, tiêu thụ khiến rau tại các nhà vườn bị ùn ứ, giá rớt thảm, thậm chí có người phải phá bỏ. Lượng rau củ quả tại Lâm Đồng hiện rất dồi dào nhưng không có thương lái thu mua. Thậm chí, nhiều nhà vườn phải cày bỏ những luống rau đã cất công chăm sóc nhiều tháng.
“Cách chức và đề nghị cách chức những đồng chí không thực hiện đúng chỉ đạo phòng chống dịch, để tình hình chấp hành phải nghiêm hơn, toàn diện hơn nhất là ở những nơi lây nhiễm nguy cơ cao”, Bí thư Thành ủy TPHCM Nguyễn Văn Nên nhấn mạnh.