Người lao động tại Sài Gòn đang chờ đợi từng giờ, từng phút để sau ngày 30.9 được nới lỏng giãn cách và đi làm trở lại. Nay nghe thông tin sẽ tháo các chốt, rào chắn trước giờ G, nhiều người mừng đến phát khóc.
Về kế hoạch của ngành y tế sau 30.9, bác sĩ (BS) Nguyễn Thị Huỳnh Mai, Chánh văn phòng Sở Y tế TP.HCM, cho biết Sở đã có kế hoạch trình UBND TP.HCM, khi được thông qua mới ban hành thực hiện. Theo BS Mai, nhiều người dân vẫn đang chờ tình hình ổn định trở lại để đi khám chữa bệnh (KCB), mặc dù hiện tại người dân cần KCB, cấp cứu thì tất cả các bệnh viện (BV) đều sẵn sàng đón tiếp bệnh nhân (BN) không mắc Covid-19. Tuy nhiên, để an toàn, BN đều phải được sàng lọc, test nhanh Covid-19.
Thêm nhiều tín hiệu tích cực từ TP.HCM khi số lượng quận, huyện kiểm soát được dịch bệnh đang tăng lên, tạo đà mở cửa kinh tế theo kế hoạch chung của TP.HCM sau ngày 30.9.
Sau ngày 30.9 TP.HCM sẽ mở cửa hoạt động trở lại toàn bộ nhưng không ồ ạt, mà căn cứ vào Bộ tiêu chí an toàn của từng cơ quan, đơn vị nhà nước; từng loại hình kinh doanh, ngành nghề...
Liên quan bài viết Dấu hiệu bất thường trong chi tiền hỗ trợ người dân đăng tải trên Báo Thanh Niên, ông Võ Ngọc Quốc Thuận, Bí thư Quận ủy Q.8 (TP.HCM) cho biết, đơn vị đã gửi báo cáo cho Thành ủy và Ban tuyên giáo Thành ủy TP.
Vừa qua nhiều người dân ngụ tại địa bàn P.2 (Q.8, TP.HCM) bức xúc phản ánh đến Báo Thanh Niên về việc chi tiền hỗ trợ của phường này quá bất cập, đáng ngờ, khiến họ đi tới đi lui và về tay không. Thậm chí, có trường hợp đã qua đời do Covid-19 nhưng vẫn cùng nhiều người trong gia đình có tên trong danh sách nhận tiền, nhưng chính quyền địa phương chỉ giải quyết cho 1 trường hợp...
UBND TP.HCM cho biết, tình hình dịch Covid-19 phức tạp, nhiều ca bệnh nặng không qua khỏi, hệ lụy là để lại hàng ngàn trẻ em mồ côi cha mẹ, không nơi nương tựa trong khi các em phải được chăm sóc chu đáo không chỉ cho hôm nay, mà còn tương lai sau này.