Ngày 13/9, Thủ tướng Phạm Minh Chính kiểm tra trực tuyến về công tác phòng chống dịch với tỉnh Kiên Giang, Tiền Giang. Cuộc họp được kết nối trực tuyến tới 26 huyện, thành phố, thị xã và 317 xã, phường, thị trấn thuộc hai tỉnh.
Sau một tuần UBND TP.HCM cho phép dịch vụ ăn uống mở cửa trở lại theo hình thức bán mang đi. Thế nhưng, nhiều cửa hàng kinh doanh nhỏ lẻ và ngay cả các “ông lớn” trong ngành dịch vụ ăn uống vẫn “án binh bất động”.
Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu tránh khuynh hướng nóng vội, chưa chuẩn bị tốt, chưa an toàn đã nới lỏng các biện pháp phòng, chống dịch. Cần nghiên cứu kỹ lưỡng, khoa học, toàn diện, xuất phát từ thực tiễn để có các nhiệm vụ, giải pháp thích ứng an toàn với mọi diễn biến của dịch bệnh.
Lãnh đạo Hà Nội đã bật mí về khả năng sẽ nới lỏng giãn cách từ ngày 15/9 nếu mức độ lây lan được kiểm soát tốt như những ngày qua. Còn TP.HCM sẽ nới lỏng sau 2 tuần sau ngày 15/9 - thời hạn được Chính phủ “giao” kiểm soát được dịch bệnh.
Bí thư TP.HCM Nguyễn Văn Nên giải thích: “Đối chiếu với các tiêu chí của Bộ Y tế đưa ra, căn cứ vào tình hình của TP thì có nhiều nơi chưa đạt được”.
Hà Nội và TP.HCM đang đóng góp tới 45% GDP cả nước và đã đóng cửa nghiêm theo chỉ thị 16 gần 2-3 tháng. Đòi hỏi về mở cửa cho sinh kế và sản xuất, kinh doanh đã đến lúc cấp bách hơn bao giờ hết.
Hai tỉnh Kiên Giang, Tiền Giang cần thực hiện hiệu quả các giải pháp chống dịch, cố gắng kiểm soát càng sớm càng tốt, chậm nhất là 30/9, Thủ tướng yêu cầu.
Ngày 13/9, Thủ tướng Phạm Minh Chính kiểm tra trực tuyến về công tác phòng chống dịch với tỉnh Kiên Giang, Tiền Giang. Cuộc họp được kết nối trực tuyến tới 26 huyện, thành phố, thị xã và 317 xã, phường, thị trấn thuộc hai tỉnh.
Một số hoạt động dịch vụ trên địa bàn thành phố Hà Nội sẽ được xem xét nới lỏng lần lượt sau ngày 15 và 21/9.
Đây là chỉ đạo của Thường trực Thành ủy Hà Nội tại cuộc họp về công tác phòng chống dịch bệnh Covid-19 chiều 13/9.
Tại hội nghị trực tuyến thúc đẩy lưu thông, tiêu thụ nông sản ngày 13/9, Phó thủ tướng Lê Văn Thành dẫn ví dụ Cần Thơ ra quy định xe chở hàng phải "sang xe, đổi tài xế", để cho thấy, cùng một quy định phòng, chống dịch nhưng có địa phương làm tốt, có nơi máy móc, gây cản trở sản xuất, lưu thông hàng hoá.
Cục Hàng không Việt Nam vừa trình Bộ GTVT kế hoạch phục hồi hoạt động vận tải hàng không nội địa trong thời gian tới. Theo kế hoạch này, 22 cảng hàng không, sân bay trên cả nước sẽ được phân thành 3 nhóm A, B, C.
Chiều 13.9, Chủ tịch UBND TP.HCM Phan Văn Mãi và nhiều lãnh đạo ban ngành TP đã cung cấp nhiều thông tin về tình hình dịch Covid-19 tại TP trong thời gian vừa qua. Đồng thời, đề ra phương hướng TP sẽ thực hiện sau 15.9.
Theo ông Lê Hòa Bình, Phó chủ tịch UBND TP.HCM, từ 16.9 các shipper được hoạt động liên quận với điều kiện phải đảm bảo an toàn phòng chống dịch Covid-19.
Tại thời điểm này, một số kênh truyền thông của các tổ chức phản động đã có các bài đăng kích động tâm lý người dân, cho rằng người dân không thể ngồi nhà chờ hỗ trợ, xuống đường là giải pháp để có cái ăn, cái mặc.
Các bài viết thổi phồng tình hình thực tế diễn ra tại địa phương, những video được cắt xén, lồng ghép khiến người xem không hiểu rõ đầu đuôi, bản chất sự việc được các đối tượng tung ra để gây tâm lý căng thẳng, lo lắng trong nhân dân, từ đó kích động phản đối, cao hơn nữa là biểu tình, bạo loạn.
Các tỉnh miền Trung đang giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16 của Thủ tướng Chính phủ nhưng lại phải lo ứng phó cơn bão số 5. Chính quyền các địa phương phải vừa đảm bảo an toàn cho dân trong bão lụt, vừa đảm bảo nghiêm túc việc phòng, chống dịch COVID-19 trong khi Bộ Y tế vẫn chưa có hướng dẫn về chống dịch ở vùng có thiên tai.