Số ca bệnh càng lúc càng tăng cao, vì nhiều lý do, thực phẩm trở nên khan hiếm và đang dần trở thành vấn đề cấp bách. Giải pháp nào cung ứng thực phẩm cho người dân trong tâm dịch TP.HCM?
Sở Công thương TPHCM tổ chức Chương trình doanh nghiệp đồng hành cùng người dân thành phố, mời gọi doanh nghiệp nhiều lĩnh vực khác nhau cùng tham gia kết nối, hình thành chuỗi cung ứng bổ trợ, góp phần thực hiện giải pháp phân phối hàng hóa thực phẩm thiết yếu bình ổn đến người tiêu dùng.
Bất chấp dịch bệnh, tổng sản phẩm trên địa bàn TPHCM 6 tháng đầu năm 2021 ước tăng 5,46% so với cùng kỳ năm trước. Kết quả này chủ yếu đến từ sự phục hồi của kinh tế toàn cầu, giúp nối lại chuỗi sản xuất cho các nhóm ngành trọng yếu của Thành phố.
Cục Quản lý dược vừa có công văn gửi các sở y tế trong cả nước đề nghị chỉ đạo các bệnh viện, trung tâm y tế dự phòng trực thuộc sở khẩn trương xây dựng và triển khai kế hoạch dự trữ thuốc để đảm bảo sẵn sàng cung ứng đủ thuốc, tuyệt đối không để xảy ra tình trạng thiếu thuốc phục vụ công tác khám, chữa bệnh cho nhân dân; bảo đảm sẵn sàng cung ứng đủ, kịp thời các thuốc thuộc danh mục thuốc thiết yếu điều trị cho người bệnh mắc Covid-19.
Cuộc chiến chống Covid-19 ở TP.HCM bước vào khúc ngoặt đầy thử thách khó lường. Thành phố chắc chắn phải hy sinh nhiều thứ để tránh những mất mát đau xót như tình cảnh của Ấn Độ, Indonesia.
Ngày 7-7, Phó Chủ tịch UBND TPHCM Phan Thị Thắng đã ký, ban hành công văn số 2268 gửi các sở, ngành chức năng, TP Thủ Đức và các quận, huyện về tiếp tục tăng cường các giải pháp thực hiện công tác phòng, chống dịch Covid -19 và đảm bảo cung cầu hàng hoá lương thực, thực phẩm thiết yếu trên địa bàn TPHCM.
Ngày 6/7, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn đã tham dự Hội nghị đặc biệt Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN - Nga theo hình thức trực tuyến. Bộ trưởng Ngoại giao Indonesia Retno Marsudi và người đồng cấp Nga Sergey Lavrov đồng chủ trì Hội nghị này.
Giữa lúc dịch bệnh bùng phát ở nhiều khu công nghiệp, Bắc Ninh đã đưa ra quyết định đi ngược với kinh nghiệm chống dịch trước đó: đưa cả trăm nghìn công nhân vào nhà máy làm việc.
Kiểm tra công tác phòng chống dịch bệnh và phát triển kinh tế với TP Hồ Chí Minh và 7 tỉnh thuộc vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, Thủ tướng Phạm Minh Chính nêu rõ, dù tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp nhưng chúng ta đang đi đúng hướng, cơ bản vẫn kiểm soát được tình hình. Thời gian tới, dịch bệnh có thể diễn biến phức tạp hơn, nhưng chúng ta phải tiếp tục kiên trì thực hiện mục tiêu kép, với các giải pháp đồng bộ, quyết liệt, hiệu quả và sự chủ động, sáng tạo của các địa phương.