Phòng Cảnh sát hình sự Công an tỉnh Đắk Lắk cho biết đã bắt giữ một thanh niên trong đường dây lập ứng dụng hẹn hò, lừa 300 người chiếm đoạt trên 200 tỉ đồng, để điều tra về hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản.
Nhóm cho vay tiền góp với lãi suất 1%/ngày và cho vay tiền đứng với lãi suất 30%/tháng. Nhóm bắt người vay phải đóng các loại phí 5%-10% trên số tiền vay và thu trước 2 ngày tiền góp với điều kiện người vay phải thế chấp bằng ảnh khỏa thân.
Chiều 17-7, Bộ Công an thông tin về thủ đoạn của các đối tượng giả danh ngân hàng, công ty tài chính để thu thập thông tin nhằm lừa đảo.
Năm 2022 đã có hơn 12.935 trường hợp lừa đảo trực tuyến (tăng 44% so với năm 2021), với hai loại hình lừa đảo là lừa đảo đánh cắp thông tin cá nhân và lừa đảo tài chính.
Việc xuất hiện tràn lan các trang web quảng cáo cá độ, đánh bạc trực tuyến đã và đang khiến cho môi trường mạng trở nên cực kỳ độc hại, tiềm ẩn nhiều nguy cơ mất an ninh mạng, an toàn thông tin dẫn đến mất trật tự an toàn xã hội và làm gia tăng tội phạm.
Qua theo dõi trên hệ thống tiếp nhận, phản ánh tin nhắn rác, cuộc gọi rác (đầu số 5656), Trung tâm Ứng cứu khẩn cấp không gian mạng Việt Nam (Trung tâm) liên tục ghi nhận nhiều phản ánh của người dân về việc nhận được tin nhắn, cuộc gọi giả danh cơ quan công an để lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Đáng lưu ý, cuộc gọi giả danh ngày càng tinh vi và sẵn sàng sử dụng video call để tạo lòng tin với khách hàng.
Thời gian qua, tại nhiều địa phương trên cả nước đã phát hiện các đối tượng có hành vi lợi dụng danh nghĩa hoạt động từ thiện để kêu gọi ủng hộ, giúp đỡ của các nhà hảo tâm nhằm lừa đảo chiếm đoạt tài sản với số tiền lớn.
Trước thực trạng rao bán giấy tờ giả tràn lan trên mạng xã hội, Công an các địa phương đã vào cuộc quyết liệt, lần theo dấu vết để triệt phá tận gốc các ổ nhóm chuyên thực hiện hành vi làm giả con dấu, tài liệu của nhiều cơ quan, tổ chức. Quá trình điều tra xác định, nhiều đường dây có quy mô lớn với hàng chục đối tượng tham gia, số tiền thu lời lên tới 20 tỷ đồng.