Tìm kiếm: Y khoa

Cán bộ, nhân viên y tế tử vong khi chống dịch: Xứng đáng được công nhận là liệt sĩ

Để ứng phó với đại dịch này, cả nước đã huy động hàng chục vạn người tham gia tuyến đầu, trong đó riêng tại TPHCM là hơn 170.000 người, gồm các bác sĩ, y tá, nhân viên y tế, sinh viên y khoa, công an, bộ đội, bảo vệ dân phố, dân quân, thanh niên tình nguyện… 

Sở Y tế TPHCM đề xuất: Tiêm ít nhất một mũi vaccine được “Thẻ xanh Covid”

Tối 18-9, Sở Y tế TPHCM cho biết, vừa có buổi họp với Sở TT-TT, Sở Kế hoạch và Đầu tư nhằm thống nhất quan điểm để tham mưu UBND TP về triển khai thí điểm áp dụng “Thẻ xanh Covid” trong giai đoạn phục hồi kinh tế trên địa bàn TPHCM. 

Chị em song sinh là thủ khoa, á khoa ngành răng hàm mặt ĐH Y dược TP.HCM

Hai thí sinh có điểm trúng tuyển cao nhất ngành răng hàm mặt Trường ĐH Y dược TP.HCM là chị em song sinh, học sinh chuyên hóa ở Bình Dương.

Mỹ, Canada nói gì về 'tiêm trộn' vắc xin Pfizer và vắc xin Moderna?

Trung tâm phòng chống dịch bệnh (CDC) Mỹ, khi giới thiệu về các loại vắc xin ngừa Covid-19 dùng 2 liều Moderna và Pfizer, đã khuyến nghị nên người tham gia chủng ngừa nên được tiêm bằng 2 liều cùng loại. Tuy nhiên, trong phụ lục cập nhật vào đầu năm nay, CDC cho phép tiêm thay thế Pfizer và Moderna ở liều 2 trong "những tình huống ngoại lệ". 

Nên cho người tiêm 2 mũi vắc xin đi làm, buôn bán trở lại?

Nhiều tháng nay, bà T.T.H. (60 tuổi, ngụ TP Thủ Đức) đứng ngồi không yên, mong TP sớm kiểm soát tình hình dịch để được... buôn bán. Từ lúc chọn nấu bún bò làm nghề mưu sinh, ngót nghét đã 20 năm chưa bao giờ quán phải nghỉ lâu đến thế.

Bà H. bảo thực sự nhớ nghề, nhớ khách, nhớ cả không khí xôm tụ vào mỗi buổi sớm mai. "Tôi có bệnh nền nên thuộc diện ưu tiên tiêm vắc xin sớm, may mắn nay đã tiêm đủ cả 2 mũi. Có vắc xin yên tâm một phần, giờ chỉ mong sớm được mở cửa buôn bán lại thôi" - bà H. chia sẻ.

TP.HCM lập Ban chỉ đạo xây dựng kế hoạch phòng, chống COVID-19 và phục hồi kinh tế

Ban chỉ đạo xây dựng kế hoạch phòng, chống dịch COVID-19 và phục hồi kinh tế TP.HCM (gọi tắt là Ban chỉ đạo) theo hai giai đoạn: giai đoạn 1 từ ngày 15-9 đến 31-12-2021; giai đoạn 2 là năm 2022 và những năm tiếp theo.

Thành viên Ban chỉ đạo gồm: Chủ tịch UBND TP.HCM Phan Văn Mãi làm trưởng ban. Phó chủ tịch UBND TP Lê Hòa Bình làm phó trưởng ban thường trực. Các phó trưởng ban khác là 4 Phó chủ tịch UBND TP: bà Phan Thị Thắng, ông Võ Văn Hoan, ông Dương Anh Đức, ông Ngô Minh Châu.

Thủ tướng: ‘Không thể phong tỏa mãi, cần thích nghi an toàn với dịch’

Gặp gỡ các nhà khoa học, chuyên gia y tế, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính phát đi  thông điệp rằng phải thích nghi an toàn với dịch bệnh, chuyển đổi chiến lược chứ không thể sử dụng biện pháp phong tỏa mãi được.

Tiến độ tiêm vaccine còn quá chậm, mới đạt 13%, vì sao?

Mục tiêu của Việt Nam là hoàn thành tiêm 150 triệu liều vaccine trong năm 2021. Nhưng với tốc độ hiện nay, mục tiêu này rất khó đạt được.

Bổ nhiệm ông Tăng Chí Thượng làm giám đốc Sở Y tế TP.HCM

PGS.TS Tăng Chí Thượng - phó giám đốc Sở Y tế TP.HCM - vừa được trao quyết định làm giám đốc Sở Y tế TP.HCM thay cho GS.TS Nguyễn Tấn Bỉnh nghỉ hưu.

Thứ trưởng Nguyễn Huy Dũng: 'Công nghệ góp phần đẩy lùi dịch bệnh'

Theo Thứ trưởng Thông tin và Truyền thông Nguyễn Huy Dũng, công nghệ đóng góp vào sự kết nối giữa các bệnh viện, bệnh viện với người dân và người dân với nhau.

Vai trò của công nghệ trong việc kết nối được ông Dũng chia sẻ tại tọa đàm trực tuyến "Kết nối trong đại dịch" do VnExpress tổ chức sáng 24/8. Theo ông Dũng, ngay từ khi Covid-19 khởi phát tại Việt Nam năm 2020, công nghệ đã tham gia tích cực vào câu chuyện này.

TPHCM giãn cách thêm một tháng để khống chế nguồn lây nhiễm

TPHCM ưu tiên tối đa công tác phòng chống dịch và đặt sức khỏe, tính mạng của người dân lên trên hết nên phải quyết định kéo dài giãn cách thêm 1 tháng để tập trung khống chế các nguồn lây nhiễm, đưa số ca mắc Covid-19 về mức thấp nhất. Một trọng tâm khác là ứng dụng hiệu quả các giải pháp điều trị và giảm nhanh số ca tử vong, tăng cường tỷ lệ tiêm vaccine.

Tỉ lệ ca mắc COVID-19 trong ngày vượt TP.HCM, 'điểm nóng' Bình Dương ứng phó ra sao?

Tình hình dịch bệnh tại “thủ phủ công nghiệp” Bình Dương đáng báo động khi số ca mắc liên tục tăng, tỉ lệ ca mắc mới trong ngày trên quy mô dân số đã vượt TP.HCM. Điểm nóng này đang ứng phó như thế nào?