Kinh doanh của doanh nghiệp không thể dừng, nhà vệ sinh, nhà chờ, dịch vụ phục vụ du khách không thể thiếu; cũng như kế hoạch phát triển ngành du lịch của TP.HCM sau dịch Covid-19 là bức thiết. Nhưng một cơ chế sử dụng đất hành lang trên bờ cho loại hình du lịch này ở TP.HCM vẫn chưa rõ ràng.
Chúng ta vẫn quen nói Sài Gòn - TP Hồ Chí Minh 300 năm, nhưng những nghiên cứu khảo cổ học gần đây cho thấy, Sài Gòn đã có lịch sử khoảng 3.000 năm, trải dài từ thời kỳ tiền sơ sử, thời kỳ văn hoá Óc Eo của Vương quốc Phù Lam, sau đó đến hậu Óc Eo khi bắt đầu có lưu dân người Việt và thời kỳ khởi lập và phát triển của một đô thị từ thế kỷ XVIII đến nay.
Tuy nhiên, việc quy hoạch và xây dựng ở thành phố này chưa lưu ý nhiều đến việc bảo tồn các loại hình di tích, di sản. Nhiều công trình di sản quan trọng, có giá trị lịch sử đã không còn nguyên vẹn, hư hỏng, hoặc bị phá bỏ.
Hơn 5 tháng kể từ ngày UBND TP.HCM có quyết định thu hồi, khu đất “vàng” 419 Lê Hồng Phong rộng gần 11.000 m2 vẫn chưa được lấy lại và tiếp tục sử dụng sai mục đích, gây thất thoát tài sản nhà nước.
Người hâm mộ đến xem trận đấu giữa tuyển Việt Nam và Nhật Bản ngày mai 11/11 diễn ra tại sân Mỹ Đình cần tuân thủ nghiêm các quy định về đảm bảo về phòng chống dịch Covid-19.
Công viên Mê Linh, đường Nguyễn Huệ, Tôn Đức Thắng… ở quận 1 sẽ được quy hoạch thành các không gian ngầm phục vụ đi lại, mua sắm và giải trí của người dân.
Phố đi bộ Nguyễn Huệ - một điểm thoáng mát nằm ngay trung tâm thu hút nhiều người đến từ khi TP.HCM nới lỏng giãn cách xã hội. Đặc biệt vào tối cuối tuần, lượng người đổ đến đây đông nghẹt, CSGT và các lực lượng chức năng phải vất vả điều tiết, giải tán các nhóm tụ tập bên lề đường.
Chiều 11/9, Bí thư Thành ủy TP HCM Nguyễn Văn Nên chủ trì Hội nghị Ban thường vụ Thành ủy trong bối cảnh địa phương đã trải qua 103 ngày liên tục với các cấp độ chống dịch theo hướng ngày càng siết chặt. Ông nói, việc áp dụng các biện pháp giãn cách nghiêm ngặt không thể kéo dài, quá sức chịu đựng của người dân và nền kinh tế.
Việc người dân đang sinh sống ở các địa bàn kiểm soát tốt dịch Covid-19 (vùng xanh) được phép đi tới siêu thị, cửa hàng tiện lợi… để mua sắm hàng hóa thiết yếu cùng với việc mở các điểm tập kết, trung chuyển hàng hóa tại chợ đầu mối đã giúp cung ứng hàng hóa tại TP Hồ Chí Minh suôn sẻ hơn.