UBND TP yêu cầu Sở Công thương nghiên cứu, hướng dẫn tổ chức hoạt động của các chợ truyền thống; tổ chức các điểm bán thực phẩm tươi sống, hàng hóa thiết yếu tại các chợ hiện đang tạm ngưng hoạt động với hình thức phù hợp, đảm bảo an toàn phòng, chống dịch.
Các chợ bán các mặt hàng lương thực, thực phẩm thiết yếu trên địa bàn thành phố gồm 40 chợ đã mở cửa trở lại.
Bên cạnh đó, tại TP.HCM đã có 3.001 điểm bán hàng bình ổn tại các siêu thị, cửa hàng tiện lợi.
Số ca bệnh càng lúc càng tăng cao, vì nhiều lý do, thực phẩm trở nên khan hiếm và đang dần trở thành vấn đề cấp bách. Giải pháp nào cung ứng thực phẩm cho người dân trong tâm dịch TP.HCM?
Sở Công thương TPHCM tổ chức Chương trình doanh nghiệp đồng hành cùng người dân thành phố, mời gọi doanh nghiệp nhiều lĩnh vực khác nhau cùng tham gia kết nối, hình thành chuỗi cung ứng bổ trợ, góp phần thực hiện giải pháp phân phối hàng hóa thực phẩm thiết yếu bình ổn đến người tiêu dùng.
Rau củ quả và trứng gia cầm đang là những mặt hàng TP HCM thiếu nhiều nhất nên cần các doanh nghiệp ở miền Đông, Tây Nguyên hỗ trợ.
Giám đốc Sở Công thương Bùi Tá Hoàng Vũ cho biết, sáng 15-7, TPHCM đã tổ chức được 75 điểm bán hàng lưu động với 84 lượt xe.
Chủ tịch IPPG Johnathan Hạnh Nguyễn chia sẻ:
Tôi thực sự quyết tâm khi thấy cước tàu biển tăng phi mã, có chặng tăng gấp 5 lần (theo dữ liệu của Drewry Shipping) tại thời điểm đỉnh dịch. Còn đường hàng không, chúng tôi đã phải trả cước vận chuyển tăng gấp 3 lần cho hàng hóa đi từ châu Âu về Việt Nam. Vì vậy, tôi mới nghĩ, mình chỉ ngồi yên, bán hàng hiệu để có tiền thôi thì không được...
Khảo sát thị trường ngày 15/2 (tức mùng 4 Tết Nguyên đán Tân Sửu 2021) cho thấy nhìn chung đã sôi động hơn so với ngày mùng 3 do có thêm nhiều siêu thị, cửa hàng, chợ dân sinh bán hàng trở lại.