Rau củ quả và trứng gia cầm đang là những mặt hàng TP HCM thiếu nhiều nhất nên cần các doanh nghiệp ở miền Đông, Tây Nguyên hỗ trợ.
Giám đốc Sở Công thương Bùi Tá Hoàng Vũ cho biết, sáng 15-7, TPHCM đã tổ chức được 75 điểm bán hàng lưu động với 84 lượt xe.
Chủ tịch IPPG Johnathan Hạnh Nguyễn chia sẻ:
Tôi thực sự quyết tâm khi thấy cước tàu biển tăng phi mã, có chặng tăng gấp 5 lần (theo dữ liệu của Drewry Shipping) tại thời điểm đỉnh dịch. Còn đường hàng không, chúng tôi đã phải trả cước vận chuyển tăng gấp 3 lần cho hàng hóa đi từ châu Âu về Việt Nam. Vì vậy, tôi mới nghĩ, mình chỉ ngồi yên, bán hàng hiệu để có tiền thôi thì không được...
Khảo sát thị trường ngày 15/2 (tức mùng 4 Tết Nguyên đán Tân Sửu 2021) cho thấy nhìn chung đã sôi động hơn so với ngày mùng 3 do có thêm nhiều siêu thị, cửa hàng, chợ dân sinh bán hàng trở lại.
Hiện có tình trạng người bán mua kẹo mứt hàng xá từ chợ sỉ hoặc nhập lậu, sau đó đóng hộp “lên đời” thành mứt nhà làm để bán cho người tiêu dùng. Cách làm này tiềm ẩn nguy cơ về an toàn thực phẩm.
Khuya 15/1, Ban ATTP TPHCM kiểm tra an toàn vệ sinh thực phẩm hàng hóa phục vụ Tết Nguyên đán Tân Sửu 2021 đã thị sát kho phân phối của Bách Hoá Xanh.
Thị trường TP.HCM đã rục rịch bán hàng tết ta (Tết âm lịch), dù vài ngày nữa chỉ mới đến tết Tây (Tết dương lịch). “Dù có dịch “cô vy” gì đi nữa, cũng phải bán cho người ta ăn chơi 3 ngày tết”, người bán nói.
Khi dịch Covid-19 tạm lắng xuống, xu hướng đi chợ online trên sàn thương mại điện tử không những không sụt giảm như nhiều người dự báo mà còn tăng trưởng đáng kể