Theo Bộ trưởng Bộ Tài chính Đinh Tiến Dũng, thu ngân sách năm 2020 giảm khoảng 190.000 tỷ đồng do tác động của dịch Covid-19.
Sáng 5/11, Quốc hội tiếp tục thảo luận về tình hình kinh tế-xã hội, ngân sách nhà nước, đầu tư công, tài chính quốc gia, cơ cấu lại nền kinh tế. Một nội dung nổi bật được các ĐBQH tập trung thảo luận suốt trong phiên thảo luận là vấn đề thiên tai ở miền Trung vừa qua, trong đó nhiều ý kiến cho rằng nạn phá rừng, quy hoạch làm thủy điện không bài bản là tác nhân quan trọng dẫn đến thiên tai ngày càng trầm trọng. Dù ngày 3 và 4/11, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp-Phát triển nông thôn, Bộ trưởng Bộ Công thương đã giải trình về vấn đề này nhưng sáng 5/11, tiếp tục nhiều ý kiến ĐBQH tranh luận về vấn đề này.
Sáng 2-11, Quốc hội nghe báo cáo của Chính phủ và báo cáo thẩm tra của Ủy ban Khoa học Công nghệ và Môi trường về đề nghị chủ trương chuyển mục đích sử dụng rừng để thực hiện Dự án hồ chứa nước sông Than, tỉnh Ninh Thuận và Dự án hồ chứa nước Bản Mồng, tỉnh Nghệ An.
Nói về vấn đề nóng bỏng là mưa lũ miền Trung, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cho biết, tác hại của thiên tai rất lớn, cần phải đánh giá toàn diện hơn để có biện pháp hạn chế tối đa tác động của con người.
Tại cuộc họp báo chính phủ thường kỳ tháng 10 năm 2020 diễn ra này 30.10, ông Lê Công Thành - Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường trả lời câu hỏi của báo giới về đánh giá tác động của con người, như xây dựng thủy điện, phá rừng đối với thiên tai ở miền Trung năm nay. Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường cho biết, việc mất rừng có là nguyên nhân gây sạt lở đất hay không cần đánh giá cụ thể trong từng trường hợp.