Ông Huỳnh Minh Nhựt, Giám đốc Công ty TNHH MTV môi trường đô thị TP.HCM, cho biết từ phản ánh của báo, đơn vị mới nắm bắt được việc có băng nhóm chuyên sang nhượng quan tài đi hỏa táng. Ngay trong ngày 11.8, ông sẽ liên lạc với chính quyền, công an địa phương, đề nghị hỗ trợ giải quyết triệt để tình trạng này. “Tôi cũng sẽ đề nghị Công an TP.HCM hỗ trợ xử lý. Về nội bộ, tôi sẽ quán triệt xuống TTHT Bình Hưng Hòa, để anh em chấn chỉnh”, ông Nhựt nói.
Chủ tịch UBND TPHCM NGUYỄN THÀNH PHONG: 30 ngày vừa qua có thể nói là khoảng thời gian rất khó khăn và gian nan mà TPHCM đã và đang phải trải qua; cả hệ thống chính trị, nhất là lực lượng tuyến đầu cùng toàn thể người dân TPHCM đang căng mình chống dịch, trong đó có sự hỗ trợ, chia sẻ rất lớn từ Chính phủ, Bộ Y tế, các cơ quan trung ương và địa phương trong cả nước.
Hiện nay, những nỗ lực của TPHCM đã có những tín hiệu tích cực sau hơn 2 tháng thực hiện giãn cách ở các cấp độ (trong đó có 1 tháng giãn cách theo Chỉ thị 16), được Chính phủ, Bộ Y tế đánh giá là đã đi đúng hướng và có hiệu quả. Dù vậy, biến thể Delta với tốc độ lây lan nhanh, mạnh, nguy hiểm đã làm dịch bệnh "thấm sâu" vào cộng đồng và tình hình dịch bệnh trên địa bàn TPHCM vẫn còn diễn biến rất phức tạp, có thể kéo dài.
Theo Bộ Công thương, sau thời gian doanh nghiệp áp dụng sản xuất giải pháp “3 tại chỗ” (3T) đã bộc lộ một số bất cập nhất định nên Bộ đề xuất một số giải pháp nhằm hỗ trợ doanh nghiệp vừa phòng chống dịch vừa duy trì sản xuất an toàn.
TP.HCM đang bước vào đợt thứ hai giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16. Cần nhất lúc này là sự bình tĩnh, tuân thủ đúng các hướng dẫn của các cấp, các ngành; sự chung tay của người dân và những nỗ lực hết mình của lực lượng tuyến đầu. Dịch COVID rồi sẽ từng bước được đẩy lùi.
Bộ Y tế vừa có văn bản yêu cầu các địa phương chấm dứt việc phun hóa chất, chế phẩm diệt khuẩn ở ngoài trời, hay trên người, vì không có tác dụng chống lại virus SARS-CoV-2. Văn bản này xuất hiện sau gần 2 năm im lặng của Bộ Y tế, còn hóa chất diệt khuẩn thì đã được phun xịt khắp mọi tỉnh, thành có dịch. Thậm chí, một đợt phun khử khuẩn rầm rộ, quy mô vừa diễn ra trong tháng 7, sử dụng đến 6 tấn Cloramin-B để khử khuẩn
Dù biết Nguyễn Thị Ánh Viên không có cửa tranh chấp huy chương ở Olympic Tokyo 2020, nhưng hình ảnh "kình ngư" Việt Nam về sau đối thủ cả vòng bể khiến nhiều người đau đớn.
Với việc chuyển trạng thái từ “phòng ngự” sang “tấn công”, chiến lược vaccine…, hiện nay cộng đồng doanh nghiệp đang chủ động hơn, quyết liệt hơn với tinh thần “chống dịch như chống giặc” và "bảo vệ sức khỏe, tính mạng của người dân là trên hết".
Không chỉ bị cảnh “được mùa, mất giá”, giờ đây, nông sản ở miền Tây Nam bộ còn chịu ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19 khiến cảnh ế hàng, dội chợ diễn ra khắp nơi, giá cả rớt thê thảm. Để phòng chống dịch bệnh, hầu hết các tỉnh, thành đều tăng cường kiểm soát người, phương tiện ra vào tỉnh bằng những “hàng rào kỹ thuật” riêng, khiến chuỗi cung ứng, vận chuyển bị đứt gãy. Nếu dịch bệnh kéo dài, chẳng lẽ nông sản miền Tây mãi “giải cứu”?.
Chúng ta cần nhận thức dứt khoát về lâu dài, là phải “sống chung với lũ”, “sống chung với Covid-19”. Nhưng sống chung phải có điều kiện. Phải có vắc xin.