Thời gian qua, tình trạng một số người lợi dụng danh nghĩa nhà báo để làm điều sai trái, cố tình phát ngôn bừa bãi đi ngược quan điểm, đường lối của Ðảng, chủ trương, chính sách và pháp luật của Nhà nước, thậm chí lôi kéo, kích động hành vi chống phá đất nước,… đã gây bức xúc trong dư luận. Ðó không chỉ là việc làm vi phạm đạo đức của người làm báo mà còn là hành vi vi phạm pháp luật. Vì vậy, cần nhận diện, ngăn chặn, xử phạt nghiêm minh một số "nhà báo hai mặt" để lành mạnh hóa môi trường báo chí, củng cố niềm tin của cộng đồng đối với đội ngũ người làm báo.
Bộ TN-MT được Chính phủ giao là đơn vị chủ trì, chịu trách nhiệm về hiệu quả đề án điều tra hiện trạng, cảnh báo sạt lở đất vùng núi Việt Nam. Đề án này được duyệt chi kinh phí 600 tỉ đồng.
Sáng 5/11, Quốc hội tiếp tục thảo luận về tình hình kinh tế-xã hội, ngân sách nhà nước, đầu tư công, tài chính quốc gia, cơ cấu lại nền kinh tế. Một nội dung nổi bật được các ĐBQH tập trung thảo luận suốt trong phiên thảo luận là vấn đề thiên tai ở miền Trung vừa qua, trong đó nhiều ý kiến cho rằng nạn phá rừng, quy hoạch làm thủy điện không bài bản là tác nhân quan trọng dẫn đến thiên tai ngày càng trầm trọng. Dù ngày 3 và 4/11, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp-Phát triển nông thôn, Bộ trưởng Bộ Công thương đã giải trình về vấn đề này nhưng sáng 5/11, tiếp tục nhiều ý kiến ĐBQH tranh luận về vấn đề này.
Hàng ngàn việc làm do các tập đoàn, công ty thông báo ưu tiên tuyển dụng nhân sự có hộ khẩu ở các tỉnh miền Trung nhằm tạo việc làm cho người trẻ, góp phần chung tay phục hồi hậu quả sau bão, lũ.
Theo Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Phùng Xuân Nhạ, sách giáo khoa được hiệu đính, chỉnh sửa thường xuyên để phù hợp với thực tiễn, "không phải ban hành xong là xong."