Hướng tới Ðại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Ðảng Cộng sản Việt Nam, mọi tầng lớp nhân dân trên cả nước đã gửi đến Ðảng rất nhiều ý kiến góp ý, hiến kế chân thành, có tính xây dựng, thể hiện ý thức trách nhiệm với sự phát triển của đất nước, dân tộc… Tuy nhiên, một số tổ chức, cá nhân lại coi đây là cơ hội phát tán trên in-tơ-nét một số văn bản có nội dung xuyên tạc sự thật, vu cáo, chống phá Ðảng, Nhà nước, truyền bá luận điểm đi ngược xu thế phát triển tất yếu của dân tộc.
Phạt tiền từ 140-200 triệu đồng đối với hành vi họp báo có nội dung gây ảnh hưởng đến lợi ích quốc gia...
Tối 10/11, tại Hà Nội, Ban Thường trực Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam đã trao giải báo chí “Vì sự nghiệp đại đoàn kết toàn dân tộc” lần thứ XIV, năm 2019-2020. Đây là một trong những sự kiện hướng tới kỷ niệm 90 năm Ngày thành lập Mặt trận Dân tộc Thống nhất Việt Nam - Ngày Truyền thống MTTQ Việt Nam (18/11/1930 – 18/11/2020). Tới dự có đồng chí Trần Quốc Vượng, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư; đồng chí Võ Văn Thưởng, Ủy viên Bộ Chính trị, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương; Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam.
Tại phiên thảo luận sáng 10/11, Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông (TT-TT) cho biết kênh truyền hình trả tiền Netflix có nhiều phim xuyên tạc về chiến tranh, lịch sử và lãnh thổ Việt Nam.
Tương thân tương ái, giàu tinh thần thiện nguyện là truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam từ xưa đến nay. Vậy nhưng thời gian qua, một số tổ chức, cá nhân ở trong nước và ngoài nước đã lợi dụng ý nghĩa nhân văn này tạo dựng một số quỹ mang danh thiện nguyện làm vỏ bọc để tài trợ, cung cấp kinh phí cho hoạt động chống đối chính quyền và hành vi phạm tội nhằm thực hiện mục đích đen tối...
Sau hơn 30 năm đổi mới toàn diện đất nước, những lý tưởng nhân văn và nhân đạo cao cả của Cách mạng Tháng Mười Nga được toàn Đảng, toàn dân và toàn quân ta hiện thực hóa với những thành tựu to lớn có ý nghĩa lịch sử trên con đường xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Từ năm 2018, Hội Nhà báo Việt Nam, Bộ TT&TT đã dùng công nghệ để phát triển một công cụ phát hiện tự động các bài sáng đăng, chiều gỡ, thực hiện nhắc nhở các cơ quan báo chí và yêu cầu giải trình tại giao ban hằng tuần xử lý hành chính hoặc theo quđịnh về đạo đức nghề nghiệp của Hội.
Ngày 6/11, tiếp tục chương trình chất vấn và trả lời chất vấn tại Kỳ họp thứ 10 của Quốc hội, Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng tiếp tục giải trình, làm rõ một số vấn đề đại biểu Quốc hội chất vấn liên quan đến lĩnh vực quản lý không gian mạng.
Thời gian qua, tình trạng một số người lợi dụng danh nghĩa nhà báo để làm điều sai trái, cố tình phát ngôn bừa bãi đi ngược quan điểm, đường lối của Ðảng, chủ trương, chính sách và pháp luật của Nhà nước, thậm chí lôi kéo, kích động hành vi chống phá đất nước,… đã gây bức xúc trong dư luận. Ðó không chỉ là việc làm vi phạm đạo đức của người làm báo mà còn là hành vi vi phạm pháp luật. Vì vậy, cần nhận diện, ngăn chặn, xử phạt nghiêm minh một số "nhà báo hai mặt" để lành mạnh hóa môi trường báo chí, củng cố niềm tin của cộng đồng đối với đội ngũ người làm báo.
Sáng 5/11, Quốc hội tiếp tục thảo luận về tình hình kinh tế-xã hội, ngân sách nhà nước, đầu tư công, tài chính quốc gia, cơ cấu lại nền kinh tế. Một nội dung nổi bật được các ĐBQH tập trung thảo luận suốt trong phiên thảo luận là vấn đề thiên tai ở miền Trung vừa qua, trong đó nhiều ý kiến cho rằng nạn phá rừng, quy hoạch làm thủy điện không bài bản là tác nhân quan trọng dẫn đến thiên tai ngày càng trầm trọng. Dù ngày 3 và 4/11, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp-Phát triển nông thôn, Bộ trưởng Bộ Công thương đã giải trình về vấn đề này nhưng sáng 5/11, tiếp tục nhiều ý kiến ĐBQH tranh luận về vấn đề này.