Đó là trải lòng của chủ tịch UBND TP.HCM với cộng đồng doanh nhân TP.HCM tại chương trình kỷ niệm Ngày doanh nhân Việt Nam, do Hiệp hội Doanh nghiệp TP.HCM tổ chức tại khách sạn REX vào tối 13-10.
Sở Y tế Hà Nội không yêu cầu phải treo biển trước nhà người về từ TPHCM. Việc treo biển xuất phát từ “ý kiến tham mưu” với mục đích tăng cường giám sát cộng đồng. Sau khi xem xét, ngành y tế thành phố thấy nội dung không phù hợp nên kịp thời điều chỉnh.
Ngày 13-10, Ủy ban MTTQ Việt Nam TPHCM phối hợp Ban Tôn giáo TPHCM tổ chức lễ đón và tri ân 82 tình nguyện viên tôn giáo hoàn thành nhiệm vụ hỗ trợ các bệnh viện điều trị bệnh nhân Covid-19.
Tối 13-10, trên cơ sở Nghị quyết số 128/NQ-CP của Chính phủ ban hành Quy định tạm thời “Thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch Covid-19”, Bộ Y tế đã ban hành Hướng dẫn tiêu chí đánh giá cấp độ dịch và các biện pháp chuyên môn y tế.
Lãnh đạo TP.Hà Nội lý giải, việc gắn biển trước nhà người bay về từ TP.HCM không phải là biện pháp để siết chặt về quản lý, mà để theo dõi sức khoẻ người dân.
Bộ Y tế sẽ có hướng dẫn các tiêu chí, phương pháp đánh giá và xác định cấp độ dịch, căn cứ tình hình để UBND cấp tỉnh, thành quyết định chuyển đổi cấp độ dịch, thông báo trước tối thiểu 48 giờ. Việc xác định cấp độ dịch sẽ được đánh giá ở phạm vi nhỏ nhất (dưới cấp xã), nhằm đảm bảo linh hoạt, hiệu quả. Trên cơ sở phân loại 4 cấp độ nguy cơ (4 vùng tương ứng xanh, vàng, cam, đỏ), sẽ áp dụng biện pháp hành chính để quản lý.
Bộ Y tế nhấn mạnh, nếu địa phương nào để xảy ra tình trạng chậm tiêm thì Bộ Y tế sẽ chủ động điều chuyển vaccine cho địa phương khác có tiến độ tiêm chủng nhanh hơn và khi đó Bí thư Tỉnh ủy, Thành ủy, Chủ tịch UBDN các tỉnh, thành phố phải chịu trách nhiệm trước Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ.
Chiều 12-10, đoàn công tác do đồng chí Phan Nguyễn Như Khuê, Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy, Trưởng ban Tuyên giáo Thành ủy TPHCM làm trưởng đoàn đã đi thăm, động viên cán bộ, phóng viên các cơ quan báo chí Trung ương tham gia cùng TPHCM phòng chống dịch Covid-19.