Bộ GTVT đang giao cho các cơ quan trực thuộc xây dựng kịch bản, phương án tổ chức giao thông vận tải các lĩnh vực đường bộ, đường sắt, hàng không, đường thủy nội địa và hàng hải để hướng dẫn triển khai thực hiện trong tình hình mới.
Thông tin chi tiết của người khai báo y tế bị hiển thị đầy đủ, không được mã hóa và ai cũng có thể xem được, trong khi phần lịch sử di chuyển và sức khỏe lại sai thông tin.
TP.HCM chính thức kéo dài thời gian giãn cách xã hội thêm 2 tuần theo Chỉ thị 16, kể từ ngày 16.9, với mong muốn kiểm soát được dịch bệnh vào cuối tháng 9.
Tuy nhiên, đợt giãn cách này sẽ có một số điều chỉnh phù hợp tình hình thực tế.
Cục Quân y sẽ bổ sung nhân sự cho 102 trạm y tế lưu động tại các quận 3, 4, 6, 8, 10, 11, Bình Tân, Bình Thạnh, Gò Vấp và huyện Hóc Môn; nâng tổng số trạm y tế lưu động do Cục hỗ trợ tại TP HCM lên 502 trạm (trước đây là 400 trạm). Việc bố trí số lượng nhân sự sẽ dựa vào số F0 đang quản lý tại nhà của các xã, phường.
Chủ tịch Quốc hội đề nghị cần thêm vào nội dung kiểm toán năm 2022 về việc huy động, phân bổ và sử dụng các nguồn lực cho phòng, chống dịch Covid-19. “Chúng ta là nước nghèo, chống dịch phải hiệu quả nhưng chi phí thấp, phải tiết kiệm chi phí. Mẫu (xét nghiệm) đơn, mẫu gộp thế nào? Test nhanh thế nào? Một mẫu xét nghiệm PCR mất nhiều tiền, đắt hơn vắc xin nhiều”, Chủ tịch Quốc hội phân tích.
Chiều 14-9, Ban Chấp hành Đảng bộ TPHCM khóa XI (nhiệm kỳ 2020-2025) tổ chức Hội nghị lần thứ 8 mở rộng, xem xét cho ý kiến về tờ trình của Ban Cán sự đảng UBND TPHCM về kế hoạch phòng, chống dịch Covid-19 và phục hồi kinh tế trên địa bàn TPHCM từ sau ngày 15-9.
Sau một tuần UBND TP.HCM cho phép dịch vụ ăn uống mở cửa trở lại theo hình thức bán mang đi. Thế nhưng, nhiều cửa hàng kinh doanh nhỏ lẻ và ngay cả các “ông lớn” trong ngành dịch vụ ăn uống vẫn “án binh bất động”.
Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu tránh khuynh hướng nóng vội, chưa chuẩn bị tốt, chưa an toàn đã nới lỏng các biện pháp phòng, chống dịch. Cần nghiên cứu kỹ lưỡng, khoa học, toàn diện, xuất phát từ thực tiễn để có các nhiệm vụ, giải pháp thích ứng an toàn với mọi diễn biến của dịch bệnh.
Lãnh đạo Hà Nội đã bật mí về khả năng sẽ nới lỏng giãn cách từ ngày 15/9 nếu mức độ lây lan được kiểm soát tốt như những ngày qua. Còn TP.HCM sẽ nới lỏng sau 2 tuần sau ngày 15/9 - thời hạn được Chính phủ “giao” kiểm soát được dịch bệnh.
Bí thư TP.HCM Nguyễn Văn Nên giải thích: “Đối chiếu với các tiêu chí của Bộ Y tế đưa ra, căn cứ vào tình hình của TP thì có nhiều nơi chưa đạt được”.
Hà Nội và TP.HCM đang đóng góp tới 45% GDP cả nước và đã đóng cửa nghiêm theo chỉ thị 16 gần 2-3 tháng. Đòi hỏi về mở cửa cho sinh kế và sản xuất, kinh doanh đã đến lúc cấp bách hơn bao giờ hết.