Sáng 5/9, gần 20 triệu học sinh của 50 tỉnh, thành dự lễ khai giảng năm học mới bằng nhiều hình thức trực tiếp, trực tuyến và qua truyền hình.
Nhiều tháng nay, bà T.T.H. (60 tuổi, ngụ TP Thủ Đức) đứng ngồi không yên, mong TP sớm kiểm soát tình hình dịch để được... buôn bán. Từ lúc chọn nấu bún bò làm nghề mưu sinh, ngót nghét đã 20 năm chưa bao giờ quán phải nghỉ lâu đến thế.
Bà H. bảo thực sự nhớ nghề, nhớ khách, nhớ cả không khí xôm tụ vào mỗi buổi sớm mai. "Tôi có bệnh nền nên thuộc diện ưu tiên tiêm vắc xin sớm, may mắn nay đã tiêm đủ cả 2 mũi. Có vắc xin yên tâm một phần, giờ chỉ mong sớm được mở cửa buôn bán lại thôi" - bà H. chia sẻ.
“Với việc virus sẽ còn tiếp tục tồn tại, chúng ta cần chuẩn bị cho việc tiêm mũi thứ 4. Đây là cuộc sống của chúng ta từ nay trở đi, chung với những đợt sóng”, ông Salman Zarka nói trên đài Kan ngày 4.9.
Thủ tướng Phạm Minh Chính giao Bộ Y tế hướng dẫn biện pháp phòng, chống dịch cho học sinh, sinh viên và bảo đảm an toàn phòng, chống dịch bệnh trong nhà trường; xây dựng phương án cụ thể về việc tiêm chủng vaccine phòng COVID-19 cho học sinh tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông, giáo dục nghề nghiệp.
Theo thông tin từ Sở Y tế TP.HCM, TP vừa được Bộ Y tế phân bổ hơn 1 triệu liều vắc xin Pfizer (hơn 500.000 liều) và vắc xin AstraZeneca và khả năng TP.HCM sẽ tiêm Pfizer mũi 2 cho người đã tiêm Moderna mũi 1.
Tính đến ngày 3-9, toàn TP có 108.955 F0 điều trị tại nhà. Trong đó, số F0 đang cách ly, theo dõi tại nhà là 82.914 trường hợp. 26.041 trường hợp còn lại là những bệnh nhân Covid-19 sau xuất viện về và tiếp tục theo dõi tại nhà. |
Sở Thông tin và Truyền thông (TT&TT) TP.HCM vừa thông tin, đơn vị đang phối hợp với các cơ quan chức năng, xác minh, xử lý hành vi cung cấp thông tin, quảng cáo, giới thiệu sản phẩm điều trị Covid-19 không có sự cấp phép của Bộ Y tế trên mạng xã hội.