Nếu là những thường dân nói khoác, kể những câu chuyện có tính chất phóng đại cho vui thì có thể vô hại mà lại có ích là giải tỏa những căng thẳng trong cuộc sống như kiểu chuyện “bác Ba Phi”, chuyện “Trạng Quỳnh”... Thế nhưng sự khoe mẽ, khoác lác của những người làm quan xưa kia, những cán bộ ngày nay thì lại có hại vô cùng.
"Ngoài tài năng làm báo, làm thơ, viết sách…, hôm nay công chúng còn được thấy một tài năng khác của anh, đó là tài năng hội họa, chúng ta thấy được tình cảm của anh gửi gắm trong đó". Đó là chia sẻ của nhà báo Lê Quốc Minh về nhà báo Huỳnh Dũng Nhân tại Triển lãm "Nhà báo vẽ".
Về mặt truyền thông, trong những ngày qua, các tờ báo lớn của Lào đăng nhiều bài viết về Năm Đoàn kết Hữu nghị Việt Nam-Lào 2022. Đặc biệt tờ Pathetlaolao Daily (Thông tấn xã Lào) đã liên tục đăng tải nhiều bài viết ca ngợi mối quan hệ đặc biệt giữa hai nước Việt Nam và Lào.
Cuốn sách “Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam” của Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng tiếp tục nhận được sự quan tâm lớn của giới học giả quốc tế. Báo Sự thật của Đảng Cộng sản LB Nga số ra ngày 17/2/2022 đăng bài viết của tác giả Piotr Tsvetov với tựa đề “Việt Nam tiếp tục con đường đi lên chủ nghĩa xã hội”, trong đó đưa ra nhiều nhận định sâu sắc về cuốn sách của Tổng Bí thư.
70 năm đã trôi qua, nhưng những nội dung Bác đã đề cập trong tác phẩm “Tự phê bình và phê bình” vẫn luôn nóng hổi tính thời sự và có giá trị thiết thực.
Ngày 12/2, tại làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam (Hà Nội), Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc dự Ngày hội “Sắc Xuân trên mọi miền Tổ quốc” và Lễ phát động Tết trồng cây đời đời nhớ ơn Bác Hồ năm 2022 do Bộ Văn hóa, Thể thao và du lịch tổ chức. Báo Nhân Dân trân trọng giới thiệu bài phát biểu của Chủ tịch nước.