Theo Chỉ thị 18, người dân được quyền lưu thông và khi lưu thông trong TP phải đảm bảo theo quy định của Chỉ thị 18. Cụ thể, phải sử dụng mã QR khai báo di chuyển của ứng dụng VNEID và mã QR có thể hiện lịch sử tiêm vắc xin của ứng dụng Y tế HCM hoặc Sổ sức khỏe điện tử (đến khi ứng dụng PC-Covid chính thức đưa vào hoạt động); trường hợp không có mã QR, xuất trình giấy tờ sau: là F0 đã khỏi bệnh dưới 180 ngày; đã tiêm chủng (ít nhất 1 mũi đối với loại vắc xin tiêm 2 mũi và ít nhất 14 ngày sau tiêm) khi được cơ quan chức năng yêu cầu.
Trước tình hình một số người lao động muốn về quê, Phó Trưởng Ban Chỉ đạo phòng chống dịch Covid-19 TPHCM Phạm Đức Hải nhấn mạnh, bất cứ người dân nào đến thành phố học tập, làm việc, du lịch, tham quan, sinh sống…, thành phố trân trọng, đón tiếp, thực sự chăm sóc để người dân có điều kiện tốt nhất khi ở lại.
Từ ngày 28/9 đến ngày 30/9, Ban Nghiệp vụ Hội Nhà báo Việt Nam phối hợp với Tổ chức Oxfam tại Việt Nam tổ chức tập huấn theo hình thức trực tuyến về bình đẳng giới, nhạy cảm giới và phòng-chống bạo lực giới cho phóng viên, biên tập viên báo, đài các tỉnh, thành phía Nam.
Nhiều tháng qua, trong khi dịch Covid-19 bùng phát căng thẳng nhưng cán bộ, công nhân viên, người lao động ngành cấp nước TPHCM vẫn không ngại đi vào khu vực những bệnh viện chuyên điều trị Covid-19 và những khu cách ly có nhiều F0 để khảo sát về nguồn nước, thi công mới hoặc sửa chữa, nâng cấp đường ống nước, sẵn sàng cung cấp nước sạch ngay tại tuyến đầu chống dịch. Có lúc nhìn họ trùm kín đồ bảo hộ, lao động vất vả trong môi trường lây nhiễm cao mới hiểu được họ khác nào lực lượng tuyến đầu chống dịch. Rất vất vả và chấp nhận có thể bị rủi ro để mang lại lợi ích to lớn cho cộng đồng và xã hội trong những thời điểm khó khăn nhất, cần thiết nhất.
Dự kiến, TP.HCM sẽ có Chỉ thị mới liên quan đến phòng chống dịch Covid-19, áp dụng từ 0 giờ ngày 1.10.