Đây là đề xuất của Bộ Thông tin và Truyền thông tại dự thảo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án “Nâng cao nhận thức, đào tạo kỹ năng và phát triển nguồn nhân lực chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030”.
Tại phiên thảo luận sáng 10/11, Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông (TT-TT) cho biết kênh truyền hình trả tiền Netflix có nhiều phim xuyên tạc về chiến tranh, lịch sử và lãnh thổ Việt Nam.
Chiều 9.11, trả lời chất vấn của đại biểu Quốc hội về tình trạng mua bán giấy tờ giả trên mạng, Bộ trưởng Bộ Công an Tô Lâm khẳng định, ngay trong đội ngũ cán bộ có nhiều người sử dụng giấy tờ giả.
Ngày 8-11, Công an quận 4, TP.HCM gửi nhiều cảnh báo đến người dùng sử dụng mạng xã hội Zalo cảnh báo về hình thức phát tán mã độc, virus mới.
Thời gian qua, tình trạng một số người lợi dụng danh nghĩa nhà báo để làm điều sai trái, cố tình phát ngôn bừa bãi đi ngược quan điểm, đường lối của Ðảng, chủ trương, chính sách và pháp luật của Nhà nước, thậm chí lôi kéo, kích động hành vi chống phá đất nước,… đã gây bức xúc trong dư luận. Ðó không chỉ là việc làm vi phạm đạo đức của người làm báo mà còn là hành vi vi phạm pháp luật. Vì vậy, cần nhận diện, ngăn chặn, xử phạt nghiêm minh một số "nhà báo hai mặt" để lành mạnh hóa môi trường báo chí, củng cố niềm tin của cộng đồng đối với đội ngũ người làm báo.
Ngày 5-11, tại TPHCM, Bộ Thông tin và Truyền thông tổ chức Diễn đàn Bảo vệ bản quyền các tác phẩm báo chí. Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Hoàng Vĩnh Bảo chủ trì diễn đàn, với sự tham gia của lãnh đạo Cục Báo chí, Cục Phát thanh, truyền hình và thông tin điện tử, Cục Bản quyền tác giả và hơn 100 đại biểu đến từ các cơ quan báo chí, Sở Thông tin và Truyền thông, các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực công nghệ, báo chí, truyền thông, quảng cáo trên cả nước.
Sau những kênh Khá Bảnh, Dũng Trọc..., trên Youtube vẫn có hàng chục kênh của những kẻ đóng mác "giang hồ mạng" với hàng trăm video có nội dung bạo lực, cổ xuý hành động bạo lực, nhuốm màu luật rừng thay cho luật pháp. Mô típ chung là những câu chuyện “anh hùng nghĩa hiệp”, “giải cứu kẻ yếu thế” rồi câu view, kiếm tiền quảng cáo. Những video bạo lực tràn lan thu hút hàng triệu lượt xem trên Youtube, đang ngày ngày đầu độc người dùng internet ở Việt Nam. Đã đến lúc các cơ quan chức năng vào cuộc quyết liệt bài trừ thông tin xấu, độc và nhảm nhí để làm trong sạch không gian mạng.