Cuộc “tiếp sức” bắt nguồn từ một lá thư tâm sự của một Giám đốc bệnh viện gửi tới toàn thể y bác sĩ của mình. Cuộc “tiếp sức” ấy bắt đầu từ việc Hội Nhà báo TP. Hồ Chí Minh kêu gọi các cơ quan báo chí đồng hành, chung tay bằng chính kinh phí trích ra từ mỗi tòa soạn báo. Sự đóng góp “ngoài sức mong đợi” là món quà ấm áp trong mùa dịch, là sự sẻ chia... của người làm báo với lực lượng tuyến đầu.
Ngày 14-8, Bộ Y tế cho biết, sẽ triển khai chương trình thí điểm điều trị có kiểm soát các F0 tại nhà và cộng đồng, được cung cấp thuốc và chăm sóc dinh dưỡng, thể chất, tinh thần.
Sau 14 năm bén rễ xanh cây trên mảnh đất vùng cao Tây Bắc, cây cao su được người dân đồng tình ủng hộ, góp phần xóa đói, giảm nghèo, đời sống của đồng bào ổn định hơn.
Ngày 10/8, Phó thủ tướng Vũ Đức Đam trả lời báo chí về công tác phòng chống dịch bệnh Covid-19, sau các chuyến thị sát ở TP HCM và nhiều địa phương phía Nam.
Ông cho biết, để bảo đảm đủ vaccine tiêm cho 70% dân số trên 18 tuổi của TP HCM trong tháng 8 tới, Chính phủ đã bàn, mặc dù địa phương nào cũng mong có vaccine nhưng đều đồng tình nhường cho TP HCM, một phần Đồng Nai, Bình Dương, Long An "đang bị nhiễm rất nặng và sâu". Điều này thể hiện tinh thần tất cả hướng về TP HCM.
Tại TP. HCM và một số tỉnh phía Nam, người dân đang thực hiện quy định giãn cách xã hội để tăng hiệu quả phòng chống dịch bệnh Covid-19. Với tinh thần tương thân tương ái, giãn cách nhưng không xa cách. Nhóm thiện nguyện “Nối vòng tay Việt” tại Quảng Ngãi được Trung tá - nhà báo Lê Văn Chương- báo Biên Phòng và bạn bè thành lập nhằm tiếp sức cho người nghèo, người có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn đang sống tại tâm dịch TP. HCM và Bình Dương.
Theo số liệu, TP.HCM mới tiêm được khoảng 2,3 triệu liều, số lượng vắc xin được cấp là hơn 4 triệu liều. Số lượng này được cấp theo đợt, rất rõ ràng, cấp bao nhiêu có số liệu rõ bấy nhiêu.
Với số đã tiêm và số đã được phân bổ, TP.HCM còn khoảng 1,7 triệu liều (tính số liệu ngày 7-8), như vậy TP.HCM có thể rà soát lại các kho vắc xin của mình, vì thực chất số vắc xin TP.HCM được cấp vẫn còn.
Dù dịch Covid-19 diễn biến phức tạp từ đầu năm đến nay, nhưng nhờ áp dụng linh hoạt các biện pháp phòng dịch và sáng tạo trong sản xuất, nhiều ngành kinh tế vẫn tăng trưởng ấn tượng. Điển hình là dệt may, da giày, gỗ, điện tử... Tuy nhiên, chưa kịp mừng thì các doanh nghiệp (DN) đang đối mặt với khó khăn chồng chất và nguy cơ bị bật ra khỏi các chuỗi cung ứng toàn cầu.
Cuối giờ chiều 6-8, Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) đã có cuộc họp khẩn dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ, cho ý kiến về dự thảo Nghị quyết của Chính phủ về một số giải pháp cấp bách phòng, chống dịch Covid-19, thực hiện theo Nghị quyết số 30/2021/QH15 của Quốc hội.