Tiến sĩ Kidong Park, đại diện Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), cho rằng để đối phó đợt bùng phát hiện nay cần bền bỉ duy trì các biện pháp y tế công cộng, giãn cách và vaccine.
"Chúng ta cần thể hiện tấm lòng, sự đoàn kết, chia sẻ hơn bao giờ hết, nơi chúng ta cảm nhận sự bao dung, nhân ái, cảm thông để không ai bị bỏ lại phía sau trong đại dịch, không ai đứng ngoài cuộc trong việc tiếp cận vắc xin", Thủ tướng chia sẻ.
Thực hiện giãn cách xã hội (GCXH) theo Chỉ thị 16 của Thủ tướng Chính phủ, TP Hồ Chí Minh sẽ tận dụng thời gian này để triển khai quyết liệt các biện pháp nhằm kiểm soát dịch Covid-19. Thành phố đã xây dựng nhiều kế hoạch phù hợp diễn biến dịch bệnh, tăng cường lực lượng y tế, trang thiết bị để sẵn sàng bước vào "trận đánh" quyết định lần này…
Sau nhiều ngày ngừng hoạt động vì xuất hiện ca dương tính Covid-19, chợ Bình Thới (Q.11, TP.HCM) hoạt động trở lại vào ngày 9.7, nhằm đảm bảo cung cấp các mặt hàng thiết yếu cho người dân trong lúc thực hiện giãn cách theo Chỉ thị 16.
Người tới Hà Nội không cần trình kết quả xét nghiệm âm tính nhưng COVID-19 vẫn được kiểm soát tốt, vậy các tỉnh có nên tiếp tục yêu cầu loại “giấy thông hành” này?
Trước tình hình dịch bệnh diễn biến rất phức tạp ở Thành phố Hồ Chí Minh và lây lan khá nhanh ra một số địa phương khác, Thủ tướng Chính phủ vừa có Công điện số 914/CĐ-TTg về việc tăng cường các biện pháp bảo đảm an toàn phòng, chống dịch COVID-19 để thực hiện mục tiêu kép.
Gần 2 tuần trước, hình ảnh hàng nghìn người chen chân ở Nhà thi đấu Phú Thọ (quận 11, TP.HCM) đã gây lo lắng về nguy cơ lây nhiễm dịch. Gần đây, “biển người” có mặt tại chợ đầu mối Bình Điền chờ làm xét nghiệm tiếp tục làm dấy lên nỗi lo này.
Nhằm ngăn chặn, dập dịch triệt để, không để dịch lây lan sang các địa phương khác, ngày 6-7 Ban chỉ đạo phòng, chống dịch COVID-19 quận 7 đã ban hành quyết định số 1845/QĐ-BCĐ về việc phong tỏa toàn bộ phường Tân Thuận Đông, 1 phần phường Tân Thuận Tây và Bình Thuận, quận 7 (không bao gồm phần diện tích thuộc Khu chế xuất Tân Thuận)