Ngày 19/10, tại trụ sở Liên minh Giáo hội Phật giáo Lào tại Thủ đô Vientiane (Lào), diễn ra Lễ cúng dường Chư tôn đức Lào 5 tấn gạo và 500 thùng mỳ tôm trị giá 60 triệu LAK (kíp Lào), quà tặng của Giáo hội Phật giáo Việt Nam tặng Liên minh Giáo hội Phật giáo Lào nhằm hỗ trợ, giúp đỡ những khó khăn do dịch Covid-19 gây ra.
Ngày 6-10, Báo SGGP đề xuất cần có ngày tưởng niệm đồng bào tử vong và cán bộ, chiến sĩ hy sinh trong đại dịch Covid-19. Nhiều giới chức, nhân sĩ, trí thức… đã chia sẻ, bày tỏ ý kiến đồng thuận, đề xuất Quốc hội sớm xem xét chọn ngày thích hợp, có tính biểu tượng để tưởng niệm. Báo SGGP tiếp tục giới thiệu ý kiến của các chuyên gia, lãnh đạo sở ngành, địa phương về vấn đề này.
Ngày 29.7, nhận được chuyến hàng của giáo phận Vĩnh Long tặng Sài Gòn, Văn phòng Hội đồng Giám mục Việt Nam đã chia sẻ với những nơi hỗ trợ bữa ăn cho các khu cách ly, các cộng đoàn tu sĩ, các đơn vị tình nguyện; và bếp thiện nguyện của chùa Vĩnh Nghiêm - nơi đang góp phần phục vụ các bác sĩ, nhân viên y tế ở tuyến đầu.
Lễ Vu lan năm nay chắc hẳn sẽ ít đỏ lửa, song ngọn lửa của tinh thần tương thân, tương ái vẫn lan tỏa mạnh mẽ khắp mọi miền. Đó là mớ rau, củ khoai, chục trứng… góp thêm vào bữa cơm thiện nguyện cưu mang những người yếu thế; là những giọt máu hồng được san sẻ để duy trì sự sống, là hàng trăm, hàng vạn người đang ngày đêm lăn xả nơi tuyến đầu chống dịch… Đó chính là tấm lòng nhân ái, là tình đoàn kết, nghĩa đồng bào.
Không cần phải mâm cao cỗ đầy, cũng không cần những nghi thức quy mô nghiêm cẩn. Ông bà xưa thường dạy: “một miếng khi đói bằng một gói khi no”), có khi chỉ cần giúp đỡ hộp cơm 10.000 đồng cũng chính là những việc làm thiết thực, trân quý ấy sẽ góp phần nhân lên ý nghĩa cao đẹp của mùa Vu lan năm nay - một mùa tri ân, báo hiếu đáng nhớ.
Tại TP. HCM và một số tỉnh phía Nam, người dân đang thực hiện quy định giãn cách xã hội để tăng hiệu quả phòng chống dịch bệnh Covid-19. Với tinh thần tương thân tương ái, giãn cách nhưng không xa cách. Nhóm thiện nguyện “Nối vòng tay Việt” tại Quảng Ngãi được Trung tá - nhà báo Lê Văn Chương- báo Biên Phòng và bạn bè thành lập nhằm tiếp sức cho người nghèo, người có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn đang sống tại tâm dịch TP. HCM và Bình Dương.
Nhìn hàng ngàn hộp cơm xếp ngăn nắp trên những dãy bàn, chờ được chuyển đến người nhận trong tiếng chuông chùa lẫn tiếng mưa rơi, tôi hiểu hơn về thiện tâm, về phương châm hành đạo giữa đời thường của những người tu hành.
Nhìn hàng ngàn hộp cơm xếp ngăn nắp trên những dãy bàn, chờ được chuyển đến người nhận trong tiếng chuông chùa lẫn tiếng mưa rơi, tôi hiểu hơn về thiện tâm, về phương châm hành đạo giữa đời thường của những người tu hành.