Thêm nhiều tín hiệu tích cực từ TP.HCM khi số lượng quận, huyện kiểm soát được dịch bệnh đang tăng lên, tạo đà mở cửa kinh tế theo kế hoạch chung của TP.HCM sau ngày 30.9.
Bà Nguyễn Minh Trang, Giám đốc Công ty TNHH MTV Vận tải Delta cho biết, bình quân cứ 2 ngày lái xe lại phải lấy mẫu xét nghiệm một lần để có kết quả "gối đầu", đáp ứng yêu cầu có giấy xét nghiệm trong 72 giờ từ thời điểm lấy mẫu của nhiều địa phương. Phổ giá xét nghiệm PCR mẫu gộp khoảng 200.000 đồng một người, còn nếu xét nghiệm đơn là 700.000-800.000 đồng một mẫu, tuỳ cơ sở y tế.
Ngày 20-9, Phó Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân cùng đoàn công tác Trung ương đã đến thăm, làm việc với tỉnh Đồng Tháp về phòng chống dịch Covid-19; đồng thời tặng quà cho học sinh, công nhân và lực lượng làm nhiệm vụ phòng chống dịch.
Ban Dân vận Trung ương vừa đúc kết, tổ công tác phòng chống dịch Covid-19 cộng đồng (gọi tắt là tổ Covid cộng đồng) là mô hình sát dân. Đây là cầu nối trực tiếp giữa sự lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng, Nhà nước với nhân dân.
Ngày 18.9, theo báo của Trung tâm kiểm soát bệnh tật TP.HCM (HCDC), sau 3 đợt xét nghiệm, tỷ lệ dương tính Covid-19 vùng nguy cơ là vùng xanh, vùng vàng giảm.
TP.HCM chính thức kéo dài thời gian giãn cách xã hội thêm 2 tuần theo Chỉ thị 16, kể từ ngày 16.9, với mong muốn kiểm soát được dịch bệnh vào cuối tháng 9.
Tuy nhiên, đợt giãn cách này sẽ có một số điều chỉnh phù hợp tình hình thực tế.
Cục Quân y sẽ bổ sung nhân sự cho 102 trạm y tế lưu động tại các quận 3, 4, 6, 8, 10, 11, Bình Tân, Bình Thạnh, Gò Vấp và huyện Hóc Môn; nâng tổng số trạm y tế lưu động do Cục hỗ trợ tại TP HCM lên 502 trạm (trước đây là 400 trạm). Việc bố trí số lượng nhân sự sẽ dựa vào số F0 đang quản lý tại nhà của các xã, phường.
Chủ tịch Quốc hội đề nghị cần thêm vào nội dung kiểm toán năm 2022 về việc huy động, phân bổ và sử dụng các nguồn lực cho phòng, chống dịch Covid-19. “Chúng ta là nước nghèo, chống dịch phải hiệu quả nhưng chi phí thấp, phải tiết kiệm chi phí. Mẫu (xét nghiệm) đơn, mẫu gộp thế nào? Test nhanh thế nào? Một mẫu xét nghiệm PCR mất nhiều tiền, đắt hơn vắc xin nhiều”, Chủ tịch Quốc hội phân tích.
Sau một tuần UBND TP.HCM cho phép dịch vụ ăn uống mở cửa trở lại theo hình thức bán mang đi. Thế nhưng, nhiều cửa hàng kinh doanh nhỏ lẻ và ngay cả các “ông lớn” trong ngành dịch vụ ăn uống vẫn “án binh bất động”.
Lãnh đạo Hà Nội đã bật mí về khả năng sẽ nới lỏng giãn cách từ ngày 15/9 nếu mức độ lây lan được kiểm soát tốt như những ngày qua. Còn TP.HCM sẽ nới lỏng sau 2 tuần sau ngày 15/9 - thời hạn được Chính phủ “giao” kiểm soát được dịch bệnh.
Bí thư TP.HCM Nguyễn Văn Nên giải thích: “Đối chiếu với các tiêu chí của Bộ Y tế đưa ra, căn cứ vào tình hình của TP thì có nhiều nơi chưa đạt được”.
Hà Nội và TP.HCM đang đóng góp tới 45% GDP cả nước và đã đóng cửa nghiêm theo chỉ thị 16 gần 2-3 tháng. Đòi hỏi về mở cửa cho sinh kế và sản xuất, kinh doanh đã đến lúc cấp bách hơn bao giờ hết.
Các tỉnh miền Trung đang giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16 của Thủ tướng Chính phủ nhưng lại phải lo ứng phó cơn bão số 5. Chính quyền các địa phương phải vừa đảm bảo an toàn cho dân trong bão lụt, vừa đảm bảo nghiêm túc việc phòng, chống dịch COVID-19 trong khi Bộ Y tế vẫn chưa có hướng dẫn về chống dịch ở vùng có thiên tai.