Ban Dân vận Trung ương vừa đúc kết, tổ công tác phòng chống dịch Covid-19 cộng đồng (gọi tắt là tổ Covid cộng đồng) là mô hình sát dân. Đây là cầu nối trực tiếp giữa sự lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng, Nhà nước với nhân dân.
Thực hiện chỉ đạo của Chính phủ, Bộ Thông tin và Truyền thông về việc bảo đảm đời sống tinh thần cho người dân vùng dịch, tiếp nối sự thành công của chương trình “Tấm lòng mùa dịch, san sẻ yêu thương”, từ ngày 26/8 đến 14/9 Bưu điện Việt Nam (Vietnam Post) cùng Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam (VNPT) và Tổng công ty Mobifone đã triển khai chương trình cung cấp, chuyển phát hơn 3,7 triệu tờ báo miễn phí tới tất cả 312 phường, xã phục vụ người dân thành phố Hồ Chí Minh.
Sáng 18-9, Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam TPHCM - Ban vận động, tiếp nhận và phân phối quỹ phòng chống dịch Covid-19 TPHCM tổ chức tiếp nhận kinh phí, nhu yếu phẩm do các cơ quan, đơn vị trao tặng.
Những ngày qua, mạng xã hội xuất hiện các trang, nhóm không rõ nguồn gốc mang tên “Hội đồng hương Sóc Trăng”, đăng tải nhiều thông tin kêu gọi người dân tỉnh nhà đóng tiền để đăng ký về quê.
Tại thời điểm này, một số kênh truyền thông của các tổ chức phản động đã có các bài đăng kích động tâm lý người dân, cho rằng người dân không thể ngồi nhà chờ hỗ trợ, xuống đường là giải pháp để có cái ăn, cái mặc.
Các bài viết thổi phồng tình hình thực tế diễn ra tại địa phương, những video được cắt xén, lồng ghép khiến người xem không hiểu rõ đầu đuôi, bản chất sự việc được các đối tượng tung ra để gây tâm lý căng thẳng, lo lắng trong nhân dân, từ đó kích động phản đối, cao hơn nữa là biểu tình, bạo loạn.
Các tỉnh miền Trung đang giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16 của Thủ tướng Chính phủ nhưng lại phải lo ứng phó cơn bão số 5. Chính quyền các địa phương phải vừa đảm bảo an toàn cho dân trong bão lụt, vừa đảm bảo nghiêm túc việc phòng, chống dịch COVID-19 trong khi Bộ Y tế vẫn chưa có hướng dẫn về chống dịch ở vùng có thiên tai.
“Không nên chỉ nhìn vào một vài trường hợp hãn hữu, cá biệt do làm thêm các công việc khác và có tài sản để đánh đồng với số đông nghệ sĩ đang gặp rất nhiều khó khăn trong cuộc sống. Điều đó không chính xác và chưa công bằng”, ông Lê Minh Tuấn, Phó Cục trưởng Cục Nghệ thuật biểu diễn, Bộ VH-TT-DL chia sẻ. Nghệ sĩ có cần được hỗ trợ, là câu hỏi đặt ra lúc này.
Nhiều tháng nay, bà T.T.H. (60 tuổi, ngụ TP Thủ Đức) đứng ngồi không yên, mong TP sớm kiểm soát tình hình dịch để được... buôn bán. Từ lúc chọn nấu bún bò làm nghề mưu sinh, ngót nghét đã 20 năm chưa bao giờ quán phải nghỉ lâu đến thế.
Bà H. bảo thực sự nhớ nghề, nhớ khách, nhớ cả không khí xôm tụ vào mỗi buổi sớm mai. "Tôi có bệnh nền nên thuộc diện ưu tiên tiêm vắc xin sớm, may mắn nay đã tiêm đủ cả 2 mũi. Có vắc xin yên tâm một phần, giờ chỉ mong sớm được mở cửa buôn bán lại thôi" - bà H. chia sẻ.
Để tăng thêm tính chủ động trong việc vận chuyển lương thực đến tay người dân, chiều 2.9, các chiến sĩ bộ đội thuộc Sư đoàn 5 (Quân khu 7) đã sử dụng xe đạp thồ để vận chuyển các suất quà là gạo, các nhu yếu phẩm đến tay người dân tại khu vực đường Vạn Kiếp, P.3, quận Bình Thạnh, TPHCM.
Đội ngũ y bác sĩ và lực lượng quân đội, công an... không quản nắng mưa, ngày đêm tận lực hỗ trợ người dân, tận tâm chăm sóc, điều trị người bệnh mắc Covid-19.