Kích hoạt các trạm y tế lưu động và các đội phản ứng nhanh, chuẩn bị lực lượng dự bị chống dịch, thí điểm đưa bác sĩ mới ra trường xuống cơ sở... là những bước đi chủ động đang được ngành y tế TP.HCM triển khai nhằm ứng phó với tình hình dịch bệnh tăng trở lại.
Ngay từ đầu phiên chất vấn sáng 10-11, đã có 22 vị đại biểu đăng ký đặt câu hỏi cho người đứng đầu ngành y tế. Đại biểu Phạm Văn Hòa (Đồng Tháp) bày tỏ quan ngại về tình trạng loạn giá xét nghiệm Covid-19, mỗi nơi một giá, có nơi 450.000 đồng cho một lần xét nghiệm nhanh. "Có lợi ích nhóm không? Tại sao có chuyện này xảy ra, trách nhiệm của bộ trưởng là gì?".
Thuốc Molnupiravir có tính an toàn cao, dung nạp tốt, hiệu quả rõ rệt về giảm tải lượng virus, giảm lây lan, giảm chuyển nặng, rút ngắn thời gian điều trị và không có ca nào dẫn đến tử vong.
Ảnh hưởng kéo dài từ đại dịch Covid-19 đã khiến nhiều hoạt động của nhà trường, phụ huynh, học sinh, sinh viên phải thay đổi để thích ứng với tình hình mới. Song song với hoạt động giảng dạy trực tuyến, các nền tảng, ứng dụng công nghệ cũng đem tới giải pháp hỗ trợ trong hoạt động quản lý, trao đổi thông tin giữa giáo viên với gia đình và người học.
Tối 29-10, trong livestream "Dân hỏi - Thành phố trả lời" chủ đề: "Kiểm soát dịch và kinh doanh dịch vụ ăn uống tại chỗ - Những điều cần biết", bà Phạm Khánh Phong Lan, Trưởng Ban Quản lý An toàn thực phẩm (ATTP) TP HCM, cho biết sẽ phối hợp cùng chính quyền các địa phương trên địa bàn kiểm tra cơ sở dịch vụ ăn uống về phòng chống dịch và ATTP.
Thứ trưởng Bộ Thông tin - truyền thông Phạm Anh Tuấn cho biết Bộ Y tế, Bộ Công an, Bộ Thông tin - truyền thông đang gấp rút triển khai để đảm bảo dữ liệu trên các app này sẽ như nhau. Đặc biệt, hành khách đi máy bay sẽ không phải khai bản cam kết viết giấy mà sẽ quét mã QR trên app PC-COVID quốc gia.