Ông Nguyễn Văn Thuận, một nhà vườn trồng nhãn Đồng Tháp xã An Nhơn, huyện Châu Thành, mấy ngày qua như "ngồi trên đóng lửa". Vườn nhãn thái hơn một hecta của ông đến ngày thu hoạch nhưng thương lái bặt tăm.
Tại TP. HCM và một số tỉnh phía Nam, người dân đang thực hiện quy định giãn cách xã hội để tăng hiệu quả phòng chống dịch bệnh Covid-19. Với tinh thần tương thân tương ái, giãn cách nhưng không xa cách. Nhóm thiện nguyện “Nối vòng tay Việt” tại Quảng Ngãi được Trung tá - nhà báo Lê Văn Chương- báo Biên Phòng và bạn bè thành lập nhằm tiếp sức cho người nghèo, người có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn đang sống tại tâm dịch TP. HCM và Bình Dương.
Tình trạng tắc nghẽn lưu thông hàng hóa tại nhiều địa phương đã và đang gây đứt gãy chuỗi logistics trong nước cũng như xuất khẩu ra nước ngoài. Xử lý vấn đề này như thế nào đã trở thành vấn đề cấp thiết hơn bao giờ hết.
Không chỉ bị cảnh “được mùa, mất giá”, giờ đây, nông sản ở miền Tây Nam bộ còn chịu ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19 khiến cảnh ế hàng, dội chợ diễn ra khắp nơi, giá cả rớt thê thảm. Để phòng chống dịch bệnh, hầu hết các tỉnh, thành đều tăng cường kiểm soát người, phương tiện ra vào tỉnh bằng những “hàng rào kỹ thuật” riêng, khiến chuỗi cung ứng, vận chuyển bị đứt gãy. Nếu dịch bệnh kéo dài, chẳng lẽ nông sản miền Tây mãi “giải cứu”?.
Các loại trái cây từ miền Tây rớt giá, không tiêu thụ được khi thị trường chính là các chợ đầu mối ở TP HCM đóng cửa.
Ông Nguyễn Văn Thuận, một nhà vườn trồng nhãn Đồng Tháp xã An Nhơn, huyện Châu Thành, mấy ngày qua như "ngồi trên đóng lửa". Vườn nhãn thái hơn một hecta của ông đến ngày thu hoạch nhưng thương lái bặt tăm.
2,5 tấn trái cây, rau củ tươi do bà con nông dân tỉnh Lâm Đồng gửi tặng đã được trao đến công nhân lao động, hộ dân nghèo tại các khu vực cách ly trên địa bàn quận Bình Thạnh (TPHCM).
Trước tình hình diễn biến phức tạp của dịch Covid-19, các chợ trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh đều tạm dừng hoạt động, người dân tại đây không thể mua nhu yếu phẩm, thực phẩm phục vụ nhu cầu ăn uống hàng ngày.
Chiều 1-7, Bộ trưởng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Lê Minh Hoan đã có có bài phát biểu đề cập đến các sáng kiến thúc đẩy chuyển đổi hệ thống lương thực thực phẩm thế giới trong phiên khai mạc của Hội nghị bàn tròn Lãnh đạo quốc gia được tổ chức theo hình thức trực tuyến. Đây là Hội nghị chuẩn bị cho Hội nghị thượng đỉnh về Hệ thống lương thực, thực phẩm năm 2021.
Ông Nguyễn Nhu, Phó giám đốc chợ đầu mối Thủ Đức cho biết, sáng nay lượng hàng về chợ tăng. Các thương nhân nhập thêm nguồn hàng. Trước đó, chợ cũng đã thông báo đến tất cả thương nhân về việc tiếp nhận lượng hàng thay cho chợ đầu mối Hóc Môn tạm nghỉ. Vì vậy, hoạt động tiếp nhận hàng diễn ra suôn sẻ.
Kiểm tra công tác phòng chống dịch bệnh và phát triển kinh tế với TP Hồ Chí Minh và 7 tỉnh thuộc vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, Thủ tướng Phạm Minh Chính nêu rõ, dù tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp nhưng chúng ta đang đi đúng hướng, cơ bản vẫn kiểm soát được tình hình. Thời gian tới, dịch bệnh có thể diễn biến phức tạp hơn, nhưng chúng ta phải tiếp tục kiên trì thực hiện mục tiêu kép, với các giải pháp đồng bộ, quyết liệt, hiệu quả và sự chủ động, sáng tạo của các địa phương.
Mặc dù chịu tác động của dịch Covid-19, thế nhưng, với sự chủ động từ đầu năm, cùng những nỗ lực của các ngành chức năng, các hiệp hội, cộng đồng doanh nghiệp… đã tạo đột phá trong xuất khẩu thủy sản. Trong đó, mặt hàng tôm tăng trưởng ấn tượng.
Hiện nay hoạt động trồng trọt, chăn nuôi của TPHCM mới đáp ứng được khoảng 25%-30% nhu cầu tiêu dùng hàng ngày của người dân thành phố. 70% sản lượng hàng hóa còn lại do các tỉnh, thành khác cung ứng. Do vậy, TPHCM phải tổ chức tốt chuỗi cung ứng hàng nông sản, bởi nếu không sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống người dân.