Tìm kiếm: lương thực thực phẩm

Cấp thiết trợ lực doanh nghiệp

Triển khai Nghị quyết số 86 của Chính phủ, Chủ tịch UBND TPHCM vừa ký ban hành Kế hoạch số 2715 về thực hiện các biện pháp cấp bách phòng chống dịch Covid-19. 

UBND TPHCM yêu cầu duy trì, ổn định sản xuất an toàn theo các phương án phù hợp, không để chuỗi cung ứng, sản xuất lương thực thực phẩm, thiết bị, vật tư y tế bị đứt gãy; nâng tỉ lệ khoảng 5-10% doanh nghiệp (DN) tổ chức sản xuất trở lại trong điều kiện an toàn phòng chống dịch.

TP.HCM đưa 4 phương án sản xuất cho doanh nghiệp trong 1 tháng tới

Dự kiến khoảng 5-10% doanh nghiệp tổ chức sản xuất trở lại trong điều kiện an toàn phòng, chống dịch với 1 trong 4 phương án mới từ nay đến ngày 15.9, theo Kế hoạch của UBND TP.HCM.

Người về quê vạ vật ở cửa ngõ TP HCM

Nhiều người về quê tự phát bị chặn lại ở cửa ngõ phía Đông, TP Thủ Đức, ngồi vạ vật giữa trưa nắng mong được qua chốt kiểm soát.

TP Hồ Chí Minh cam kết hỗ trợ tiền thuê nhà trọ, lương thực thực phẩm cho người lao động, học sinh sinh viên, người khó khăn do dịch bệnh

Chiều 15/8, lãnh đạo TP Hồ Chí Minh cho biết, ngay trong tháng 8 và tháng 9/2021 sẽ triển khai nhanh các hỗ trợ về lương thực, thực phẩm cho các đối tượng người lao động, học sinh, sinh viên và người khó khăn do ảnh hưởng của dịch Covid-19.

TP.HCM yêu cầu khẩn: Quận, huyện đăng ký thời hạn, tiến độ tổ chức cho chợ hoạt động lại

TP.HCM hiện có 40 chợ đang hoạt động và 197 chợ tạm ngưng (tính cả 3 chợ đầu mối) trong tổng số 237 chợ.

Trọng tâm 30 ngày tới của TPHCM là chiến lược điều trị, giảm tử vong

Từ nay đến 30-8, TPHCM sẽ sàng lọc, đánh giá địa bàn để từ đó áp dụng biện pháp giãn cách phù hợp. “Chúng ta đã nỗ lực rất lớn, đạt những kết quả rất lớn, chúng ta chỉ cần có tinh thần, tâm lý trường kỳ kháng chiến, trước mắt đến 15-9, nhưng cũng có thể dài hơi ở những góc độ khác nhau. New York, Ấn Độ và nhiều nơi trên thế giới, có nơi 4-5 tháng rồi chưa có chuyển biến, chúng ta cũng nên hình dung việc này với TPHCM trong thời gian tới”, đồng chí Phan Văn Mãi phân tích.

Ông Phan Văn Mãi: TP.HCM sẽ tiếp tục giãn cách xã hội theo chỉ thị 16 sau 15-8

Thông tin được Phó bí thư Thường trực Thành ủy TP.HCM Phan Văn Mãi nêu ra tại họp báo cung cấp thông tin về dịch COVID-19 sáng 13-8.

Chủ tịch UBND TPHCM NGUYỄN THÀNH PHONG: Người dân cứ an lòng ở TPHCM, tất cả trường hợp khó khăn sẽ được hỗ trợ

Chủ tịch UBND TPHCM NGUYỄN THÀNH PHONG: 30 ngày vừa qua có thể nói là khoảng thời gian rất khó khăn và gian nan mà TPHCM đã và đang phải trải qua; cả hệ thống chính trị, nhất là lực lượng tuyến đầu cùng toàn thể người dân TPHCM đang căng mình chống dịch, trong đó có sự hỗ trợ, chia sẻ rất lớn từ Chính phủ, Bộ Y tế, các cơ quan trung ương và địa phương trong cả nước.

Hiện nay, những nỗ lực của TPHCM đã có những tín hiệu tích cực sau hơn 2 tháng thực hiện giãn cách ở các cấp độ (trong đó có 1 tháng giãn cách theo Chỉ thị 16), được Chính phủ, Bộ Y tế đánh giá là đã đi đúng hướng và có hiệu quả. Dù vậy, biến thể Delta với tốc độ lây lan nhanh, mạnh, nguy hiểm đã làm dịch bệnh "thấm sâu" vào cộng đồng và tình hình dịch bệnh trên địa bàn TPHCM vẫn còn diễn biến rất phức tạp, có thể kéo dài.

Hàng chục tấn hàng thiết yếu sẻ chia cùng người dân khó khăn tại TP Hồ Chí Minh

Hàng chục tấn lương thực thực phẩm, trang thiết bị y tế... từ các tỉnh, thành đã được đưa đến tận người dân trong các khu phong tỏa, cách ly. Đây là tình cảm sẻ chia của nhân dân và chính quyền các tỉnh, thành với người dân gặp khó khăn trong mùa dịch tại TP Hồ Chí Minh.

Nguy cơ 'bật' khỏi các chuỗi cung ứng toàn cầu

Dù dịch Covid-19 diễn biến phức tạp từ đầu năm đến nay, nhưng nhờ áp dụng linh hoạt các biện pháp phòng dịch và sáng tạo trong sản xuất, nhiều ngành kinh tế vẫn tăng trưởng ấn tượng. Điển hình là dệt may, da giày, gỗ, điện tử... Tuy nhiên, chưa kịp mừng thì các doanh nghiệp (DN) đang đối mặt với khó khăn chồng chất và nguy cơ bị bật ra khỏi các chuỗi cung ứng toàn cầu.

"Không có văn bản nào cấm sản xuất bánh mì, đậu hũ, bún... trong thời gian giãn cách xã hội"

Sáng 3-8, tại buổi làm việc với UBND TP HCM, Hội Lương thực Thực phẩm TP HCM đã kiến nghị TP tháo gỡ nhiều vướng mắc nhằm giúp doanh nghiệp sản xuất, lưu thông ổn định, bảo đảm chuỗi cung ứng lương thực thực phẩm cho thị trường TP HCM.

Ai lo cho dân tốt nhất?

Có nơi thiếu thực phẩm, bà con chen lấn đi siêu thị, than vãn kêu cứu trên mạng xã hội vài ngày không mua được rau. Có nơi chặn phạt người dân ra đường vì mua hàng thiết yếu, dân phản ứng gây bức xúc dư luận, mất uy tín bộ máy công quyền.

Có chỗ cấm shipper, chỗ lại khuyến khích dùng xe công nghệ để chở hàng. Chỗ chặn xe nông sản, chỗ lại bán đặc sản địa phương đạt doanh số kỷ lục ngay trong đỉnh dịch.

Cùng một bài toán, địa phương làm tốt, địa phương làm dở, rất cần học nhau.