TPHCM ưu tiên tối đa công tác phòng chống dịch và đặt sức khỏe, tính mạng của người dân lên trên hết nên phải quyết định kéo dài giãn cách thêm 1 tháng để tập trung khống chế các nguồn lây nhiễm, đưa số ca mắc Covid-19 về mức thấp nhất. Một trọng tâm khác là ứng dụng hiệu quả các giải pháp điều trị và giảm nhanh số ca tử vong, tăng cường tỷ lệ tiêm vaccine.
Sáng 15-8, Thành ủy - HĐND - UBND - Ủy ban MTTQ Việt Nam TPHCM tổ chức lễ phát động phong trào “Phát huy sức mạnh toàn dân tích cực tham gia phòng, chống dịch Covid-19” và ra mắt Trung tâm tiếp nhận, hỗ trợ hàng hóa thiết yếu phục vụ người dân khó khăn bởi dịch Covid-19
Việc thành lập tổ phản ứng nhanh ở phường, xã, thị trấn nhằm đảm bảo kịp thời tiếp cận và hỗ trợ chăm sóc khi F0 cách ly tại nhà có dấu hiệu chuyển nặng.
F0 khi có triệu chứng chuyển bệnh có thể gọi cấp cứu 115 và tổ phản ứng nhanh tại địa phương.
Từ nay đến 30-8, TPHCM sẽ sàng lọc, đánh giá địa bàn để từ đó áp dụng biện pháp giãn cách phù hợp. “Chúng ta đã nỗ lực rất lớn, đạt những kết quả rất lớn, chúng ta chỉ cần có tinh thần, tâm lý trường kỳ kháng chiến, trước mắt đến 15-9, nhưng cũng có thể dài hơi ở những góc độ khác nhau. New York, Ấn Độ và nhiều nơi trên thế giới, có nơi 4-5 tháng rồi chưa có chuyển biến, chúng ta cũng nên hình dung việc này với TPHCM trong thời gian tới”, đồng chí Phan Văn Mãi phân tích.
UBND TP.HCM yêu cầu mỗi khu vực "vùng xanh" chỉ thiết lập 1 lối đi vào - 1 lối đi ra riêng biệt được kiểm soát 24/24 giờ nhưng phải đảm bảo cho xe cấp cứu, cứu hỏa di chuyển được.
Theo báo cáo của Bộ Y tế, TP.HCM có 1.891 bệnh nhân Covid-19 tử vong. Do đó, Sở Y tế TP.HCM vừa tăng cường điều trị ca nặng, vừa yêu cầu bệnh viện không được từ chối tiếp nhận bệnh nhân Covid-19, hạn chế tử vong.
Không chỉ bị cảnh “được mùa, mất giá”, giờ đây, nông sản ở miền Tây Nam bộ còn chịu ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19 khiến cảnh ế hàng, dội chợ diễn ra khắp nơi, giá cả rớt thê thảm. Để phòng chống dịch bệnh, hầu hết các tỉnh, thành đều tăng cường kiểm soát người, phương tiện ra vào tỉnh bằng những “hàng rào kỹ thuật” riêng, khiến chuỗi cung ứng, vận chuyển bị đứt gãy. Nếu dịch bệnh kéo dài, chẳng lẽ nông sản miền Tây mãi “giải cứu”?.